1. Những thành tự văn hoá - giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ:
- Văn hoá:
- Nho giáo được đề cao, chiếm vị trí độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Văn học: chữ Hán phát triển và giữ ưu thế, chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.
- Coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ.
- Kiến trúc: nhiều công trình tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long,...
- Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.
- Nhã nhạc cung đình, nghệ thuật tuồng, chèo,... ngày càng phát triển.
- Giáo dục:
- Cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.
- Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để chọn quan lại.
- Lập bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt.
2. Nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử vì:
- Nhà Lê Sơ tôn sùng nho giáo nên luôn đề cao vai trò của người có học, có hiểu biết trong xã hội.
- Ý thức cao về một dân tộc có nên văn hiến lâu đời cần phải đi liền với trình độ văn hoá tương ứng.
- Nhận thấy sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ra giúp nước.