Giải toán 7 KNTT bài 12 : Tổng các góc trong một tam giác

Giải bài 12 : Tổng các góc trong một tam giác - Sách kết nối tri thức với cuộc sống toán 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết dễ hiểu. Hy vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

I. Tổng các góc trong một tam giác

HĐ1. Vẽ tam giác MNP bất kì, đo ba góc của tam giác đó.

- Tổng số đo ba góc của tam giác MNP bằng bao nhiêu?

- So sánh kết quả của em với các bạn và rút ra nhận xét.

Trả lời :

  • Tổng số đo ba góc của tam giác MNP bằng 180 độ.
  • So sánh kết quả với các bạn khác , rút ra nhận xét: Tổng ba góc của một tam giác bất kì bằng 180 độ.

HĐ 2. Cắt một hình tam giác bằng giấy bất kì (H.4.2a). Đánh dấu ba góc là x, y, z. Cắt hai góc y, z và ghép lên góc x như Hình 4.2b. Từ đó, em hãy dự đoán tổng số đo các góc x, y, z của tam giác ban đầu.

Trả lời :
Tổng số đo các góc x,y,z của tam giác ban đầu ở hình a bằng số đo của góc bẹt ở hình b và bằng 180 độ.

Câu hỏi 1. Trở lại tình huống mở đầu, tổng ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác (chẳng hạn tại B trong Hình 4.1) bằng bao nhiêu độ? Ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?


Trả lời :
  • Tổng ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác bằng 180 độ.
  • Ba điểm A,B,C có thẳng hàng.

Luyện tập

Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính tổng hai góc B và C.

Trả lời :

Áp dụng định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ.

=>$\widehat{B}$ +$\widehat{C}$ = $180^{\circ}$ - $\widehat{A}$ = $180^{\circ}$ - $90^{\circ}$ =  $90^{\circ}$

Vận dụng:

Cho tam giác ABC và Cx là tia đối của tia CB (H.4.5). Chứng minh rằng $\widehat{ACx}$ = $\widehat{BAC}$ + $\widehat{CBA}$

Trả lời :

Vì Cx là tia đối của tia CB nên $\widehat{ACB}$ và $\widehat{ACx}$ là hai góc kề bù => $\widehat{ACB}$ + $\widehat{ACx}$ = $180^{\circ}$(1)

Mặt khác áp dụng định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ. Ta suy ra :

$\widehat{BAC}$ + $\widehat{CBA}$ + $\widehat{ACB}$ =$180^{\circ}$ (2)

Từ (1) và (2) => $\widehat{ACx}$ = $\widehat{BAC}$ + $\widehat{CBA}$

Trả lời: Câu 4.1 : Ta có :a. x+ $120^{\circ}$ + $35^{\circ}$= $180^{\circ}$ => x= $180^{\circ}$- $35^{\circ}$- $120^{\circ}$ = $25^{\circ}$b. y+ $60^{\circ}$ + $70^{\circ}$= $180^{\circ}$ => y= $180^{\circ}$- $70^{\circ}$- $60^{\circ}$ = $50^{\circ}$c. z+ $90^{\circ}$ + $55^{\circ}$= $180^{\circ}$ =...
Trả lời: Câu 4.2 :a. $\widehat{B}$= $180^{\circ}$- $50^{\circ}$ - $40^{\circ}$ = $90^{\circ}$ => Tam giác ABC là tam giác vuông vì có 2 góc là góc vuôngb. $\widehat{D}$= $180^{\circ}$- $55^{\circ}$ - $63^{\circ}$ = $62^{\circ}$ => Tam giác EDF là tam giác nhọn vì có 3 góc đều nhỏ hơn 90 độc. $\widehat...
Trả lời: Câu 4.3 : a. Dựa vào tính chất 2 góc kề bù => x= $180^{\circ}$ - $120^{\circ}$ = $60^{\circ}$b. Áp dụng định lý : tổng 3 góc của 1 tam giác bằng $180^{\circ}$ => y= $180^{\circ}$ - $60^{\circ}$-$80^{\circ}$  = $40^{\circ}$c. Gọi E là góc có số đo $70^{\circ}$ trên hình vẽ. Ta có : $\...
Tìm kiếm google: giải toán 7 sách mới, giải toán 7 tập 1 kết nối, giải sách KNTT toán 7 tập 1, giải bài 12 tổng các góc trong một tam giác toán 7 tập 1 KNTT, giải bài 12 tổng các góc trong một tam giác

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net