Bài tập 1. Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1. Học tập tự giác, tích cực là:
A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.
Câu 2. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều kiến thức.
B. Đạt kết quả cao trong học tập.
C. Sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
Câu 3. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:
A. chăm chỉ.
B. chây lười, ỷ lại
C. khiêm tốn. ..
D. tự ti
Câu 4. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?
A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.
Trả lời:
Câu 1: B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
Câu 2: B. Đạt kết quả cao trong học tập.
Câu 3: B. chây lười, ỷ lại
Câu 4: A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
Bài tập 2. Thực hiện các yêu cầu.
Câu 1. Giải ô chữ bằng các gợi ý sau:
Gợi ý:
1. Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả trạng thái tập trung và bị lôi cuốn vào công việc một cách liên tục không ngừng nghỉ.
2. Là từ gồm 5 chữ cái, nói về thái độ chắc chắn khi làm một việc gì đó.
3. Là từ gồm 9 chữ cái, mô tả sự chuyên cần, thường xuyên làm việc gì đó một cách đều đặn
4. Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả hành động làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, thực hiện mục tiêu đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại.
5. Là từ gồm 8 chữ cái, mô tả mong muốn hướng tới những thành công trong tương lai.
6. Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả sự chủ động, nhiệt tình, đem hết khả năng, nhiệt huyết vào công việc.
* Ô từ khoá: Là từ gồm 7 chữ cái, mô tả sự chủ động trong học tập, lao động.
Trả lời:
Ô 1: MIỆT MÀI
Ô 2: TỰ TIN
Ô 3:
Ô 4: KIÊN TRÌ
Ô 5: KHÁT VỌNG
Ô 6:
Ô DỌC: TỰ GIÁC
Câu 2. Dùng những từ đã tìm được trong phần giải ô chữ ở câu 1, em hay viết một đoạn văn ngắn về tính tự giác, tích cực trong học tập.
Trả lời:
Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh nhất là trong học tập. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: chủ động có vai trò mấu chốt trong việc đưa con người đến thành công. Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công.
Bài tập 3. Em hãy đánh dấu X vào ô trống bên phải ở các hành vi thể hiện tính tự giác, tích cực trong học tập.
1 | Hai chị em M luôn chủ động trong học tập |
|
2 | Mỗi tối, S thường xem phim đến tận khuya, khi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập |
|
3 | Sau khi hoàn thành các vở vài tập trên lớp, N thường tìm hiểu thêm về các vấn đề về khoa học tự nhiên. |
|
4 | H chỉ ngồi vào bàn học khi có sự nhắc nhở của bố mẹ |
|
5 | Mỗi khi không có sự nắhc nhở của bố mẹ, M sẽ dàn h thời gian chơi với các bạn trong ngõ, sau đó mới vội vàng làm bài tập |
|
6 | Bên đêm A thường lên mạng để nói chuyện với mọi người |
|
7 | Gặp bài tập khó, T liền gọi điện nhờ K giúp |
|
8 | P rất thích tìm hiêu các quốc gia trên thế giới. Vì thế luôn tìm sách, báo về địa lí |
|
9 | Mỗi khi làm bài tậo nhóm, B luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nhóm phân công. |
|
10 | H luôn nhờ các bạn àm bài tập giúp phần việc của mình mỗi khi cô giáo giao bài tập nhóm |
|
11 | D thường từ chối mỗi khi được phân công tìm tài liệu cho bài thuyết trình |
|
12 | Q thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn |
|
13 | N rất hăng hái phát biểu xây dựng bài |
|
14 | A luôn chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài |
|
15 | Mỗi khi gặp bài tập khó, C luôn cố gắng suy nghĩ để tìm ra kết quả |
|
Trả lời:
1 | Hai chị em M luôn chủ động trong học tập | x |
2 | Mỗi tối, S thường xem phim đến tận khuya, khi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập |
|
3 | Sau khi hoàn thành các vở vài tập trên lớp, N thường tìm hiểu thêm về các vấn đề về khoa học tự nhiên. | x |
4 | H chỉ ngồi vào bàn học khi có sự nhắc nhở của bố mẹ |
|
5 | Mỗi khi không có sự nắhc nhở của bố mẹ, M sẽ dàn h thời gian chơi với các bạn trong ngõ, sau đó mới vội vàng làm bài tập |
|
6 | Bên đêm A thường lên mạng để nói chuyện với mọi người |
|
7 | Gặp bài tập khó, T liền gọi điện nhờ K giúp |
|
8 | P rất thích tìm hiêu các quốc gia trên thế giới. Vì thế luôn tìm sách, báo về địa lí | x |
9 | Mỗi khi làm bài tậo nhóm, B luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nhóm phân công. | x |
10 | H luôn nhờ các bạn àm bài tập giúp phần việc của mình mỗi khi cô giáo giao bài tập nhóm |
|
11 | D thường từ chối mỗi khi được phân công tìm tài liệu cho bài thuyết trình |
|
12 | Q thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn | x |
13 | N rất hăng hái phát biểu xây dựng bài | x |
14 | A luôn chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài | x |
15 | Mỗi khi gặp bài tập khó, C luôn cố gắng suy nghĩ để tìm ra kết quả | x |
Bài tập 4. Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1. P còn nhiều bài tập chưa làm nhưng bạn lại rủ đi xem phim. Nếu là P, em sẽ nói gì với bạn?
Tình huống 2. Dù vẫn chưa làm xong bài tập về nhà nhưng chuẩn bị đến chương trình truyền hình mà N yêu thích. Nếu là N, em sẽ làm gì?
Tình huống 3. H thấy các bạn đang tập văn nghệ và nghĩ: "Mình muốn đi học thanh nhạc mà trung tâm văn hoá ở xa nhà mình quá". Nếu là H, em sẽ làm gi?
Tình huống 4. K và các bạn đang ngồi học bài trong lớp. K còn một bài toán chưa giải được. K tự hỏi: “Làm sao để giải bài tập này nhỉ?". Nếu là K, em sẽ làm gì?
Tình huống 5. M là học sinh mới của lớp 7A3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn! Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh?
Trả lời:
1. Em sẽ nói là chờ tớ hoàn thành xong bài tập rồi mình đi nhé
2. Em sẽ ngồi coi một chút, rồi sẽ đi làm bài tập
3. Em sẽ hỏi ý kiến bố mẹ, xem bố mẹ có cách nào để di chuyển thuận lợi không
4. Em sẽ giảng bài cho cậu ấy
5. Em sẽ dành nhiều thời gian cho Tiếng Anh hơn.
Bài tập 5. Em hãy kể về một tấm gương luôn tự giác, tính cực trong học tập. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Trả lời:
Khi nhắc đến tấm gương về nghị lực sống vượt lên trên số phận, chắc hẳn không thể nào bỏ qua người thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Khi lên 4 tuổi, ông đã gặp cơn bạo bệnh và thật không may, bị liệt cả hai tay. Tay liệt nhưng ý chí không liệt, mà ngược lại càng mạnh mẽ hơn. Nguyễn Ngọc Kí vẫn nuôi một khát khao được đi học như các bạn cùng trang lứa bằng việc lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài. Và khi về nhà, ông đã tập viết bằng chân.Với đôi chân ấy, với ý chí vượt lên hoàn cảnh của mình, sau này ông đã trở thành một nhà giáo ưu tú với những phương pháp giảng dạy độc đáo. Đó chính là một tấm gương sáng về việc không đầu hàng số phận. Qua đây em cũng cảm thấy ngưỡng mộ, khâm phục sự đi lên không bỏ cuộc của thầy Nguyễn Ngọc Kí.
Bài tập 6. Em hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện một mục tiêu nhằm rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Gợi ý:
- Mục tiêu.
- Công việc em sẽ làm.
- Khó khăn, thách thức.
- Biện pháp khắc phục.
Trả lời: