Giải SBT chân trời sáng tạo giáo dục công dân 7 bài 4: Giữ chữ tín

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 4: Giữ chữ tín trang 17. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

CỦNG CỐ

Bài tập 1. Em hãy khoanh tròn vào các đáp án đúng (có thể chọn nhiều đáp án).

Câu 1. Chữ tín là:

A. sự tự tin vào bản thân minh.

B. sự kì vọng vào người khác.

C. sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.

D. sự tin tưởng giữa người với người.

Câu 2. Giữ chữ tín là:

A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

B. tôn trọng mọi người.

C. yêu thương, tôn trọng mọi người.

D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 3. Biểu hiện của giữ chữ tín là:

A. giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình,

B. biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ....

C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.

Câu 4. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ:

A. nhận được sự tin tưởng của người khác.

B. Dễ dàng hợp tác với nhau tỏng công việc

C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.

Câu 5. Một người không giữ chữ tín:

A. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.

B. làm việc gì cũng khó.

C. chịu nhiều thiệt thòi.

D. không nhận được sự tin tưởng của người khác.

Câu 6. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải:

A. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

B. tôn trọng mọi người.

C. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.

D. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

Câu 7. Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta phải biết giữ chữ tín?

A. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

B. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

C. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

D. Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

Trả lời:

Câu 1: D. sự tin tưởng giữa người với người.

Câu 2: D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 3: B. biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ....

Câu 4: A. nhận được sự tin tưởng của người khác.

Câu 5: D. không nhận được sự tin tưởng của người khác.

Câu 6: A. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

Câu 7: A. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Bài tập 2. Em hãy tìm thêm những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín.

Trả lời:

  • Treo đầu dê, bán thịt chó.
  • Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  • Chữ tín còn quý hơn vàng
  • Lời nói như đinh đóng cột.
  • Hứa hươu, hứa vượn
  • Rao mật gấu, bán mật heo
  • Rao ngọc, bán đá
  • Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

LUYỆN TẬP

Bài tập 3. Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp nào là không giữ chữ tín? Giải thích vì sao.

Trường hợp 1. Buổi sáng, mẹ đi làm. M nói mẹ cứ yên tâm, M sẽ trông em, dọn nhà và nấu cơm. Nhưng mẹ vừa đi thì M mời các bạn đến chơi. Mải vui chơi, đến khi mẹ về, M mới cuống cuồng đi nấu cơm.

Trường hợp 2. H mượn truyện của N, hẹn Chủ nhật sẽ trả. Nhưng, đúng hôm đó thì H bị ốm. H nhờ em trai mang sang trả bạn.

Trường hợp 3. S thường đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp. Bạn đã hứa với cô sẽ rút kinh nghiệm nhưng thỉnh thoảng vẫn đến muộn.

Trường hợp 4. N học khá nhất nhóm. Các bạn tin tưởng, giao cho N tổng hợp các ý kiến của nhóm và trình bày ở buổi thảo luận trong tiết học tuần sau. Nhưng vì chủ quan, N đã không tổng hợp trước. Vì thế, phần trình bày của nhóm không đạt yêu cầu.

Trường hợp 5. Để thu được lợi nhuận cao, bà C thường trộn lẫn hàng giả vào hàng thật để bán.

Trường hợp 6. Là chủ của một xưởng gỗ, ông T thường chậm trả lương cho công nhân theo đúng hợp đồng lao động.

Trường hợp 7. Mặc dù, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng ông H vẫn cố gắng trả lương công nhân đúng hạn.

Trường hợp 8. Bà B mở cửa hàng thịt lợn sạch. Nhưng thực tế, bà vẫn lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán.

Trường hợp 9. Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý.

Trường hợp 10. Bố hứa đến sinh nhật sẽ đưa hai anh em N đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. N buồn lắm vì nghĩ bố không giữ lời hứa.

Trường hợp 11. K hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp đỡ H học toán. Vì thế, những bài tập nào H không làm được, K đều làm hộ và đưa cho H chép.

Trường hợp 12. Ông V là giám đốc một công ty. Vì thế, nhiều người tìm đến nhờ ông giúp đỡ. Những lúc ấy, ông thường động viên, an ủi và hứa sẽ giúp họ. Mặc dù, ông biết chắc không thể làm được việc đó.

Trả lời:

Trường hợp

Giữ chữ tín hay không

Giải thích

1

Không

Vì M đã nói dối mẹ và không dọn dẹp nhà cửa, trông em, nấu cơm.

2

Mặc dù bị ốm nhưng H vẫn nhờ em trai trả truyện cho N vào đúng hẹn.

3

Không

S đã hứa sẽ rút kinh nghiệm nhưng vẫn tái diễn.

4

Không

N đã phụ lòng tin của cả nhóm và chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

5

Không

Bà C làm vậy là vi phạm đạo đức, làm trái pháp luật, thu lợi bất chính

6

Không

Ông T đã trả chậm lương cho nhân viên so với hợp đồng lao động.

7

Ông M đã tuân thủ theo điều khoản trong hợp đồng lao động.

8

Không

Bà B bán thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, gây mất uy tín đối với khách hàng.

9

Hành động của chị P đúng, chị C sai vì chị C làm vậy là vi phạm đạo đức.

10

Có/Không

Nếu sau khi đi công tác về, bố vẫn đưa hai anh em N đi chơi công viên, thì bố N đã giữ lời hứa. Nếu không thì bố N không giữ lời hứa.

11

Không

K nên hướng dẫn và giảng bài cho bạn, không nên làm hộ và đưa cho H chép, vì H sẽ không hiểu bài và học sẽ kém đi.

12

Không

Nếu ông V không làm được thì ông V không nên hứa.

Bài tập 4. Em hãy kể vài ví dụ về biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Giữ chữ tín: 

Bạn A mượn tiền của bạn B và hứa 5 ngày sau sẽ trả cho bạn B. Đến ngày thứ 4, bạn A chủ động liên lạc với bạn B và đã gửi tiền trả bạn B trước 1 ngày hạn.

Anh A và anh B hẹn nhau bàn công việc tại một quán cà phê. Nhưng vì tắc đường nên anh A đã bị muộn so với giờ hẹn 10 phút. Anh A gọi điện cho anh B gửi lời xin lỗi vì đến muộn và hẹn 15 phút sau sẽ có mặt. Đúng 12 phút sau, anh A đã có mặt tại quán cà phê và mời anh B cốc cà phê để xin lỗi vì đến muộn.

Không giữ chữ tín:

Bạn A được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ nấu cơm. Mẹ đưa cho bạn A 100.000 đồng và bảo bạn A mua 5 bìa đậu, 1 mớ rau muống, 2 lạng chả,... Sau khi đi chợ về bạn A còn thừa 15.000 đồng, nhưng bạn A không trả lại cho mẹ mà nói rằng con đi chợ hết tiền rồi ạ.

Bài tập 5. Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1. S và M hứa sẽ giúp K bán chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, S phát hiện ra chiếc điện thoại đó không phải của K mà do bạn ấy lấy của mẹ. Vì thế, S bàn với M không bán giúp chiếc điện thoại ấy nữa nhưng M nói: “Chúng mình đã hứa rồi thì nhất định phải làm! Nếu là S, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

Tình huống 2. Tối nay là sinh nhật M, N đã hứa sang sớm để chuẩn bị cùng bạn, nhưng bà nội bất ngờ bị ốm, bố mẹ sang thăm bà. N phải ở nhà trông em đến lúc bố mẹ về. N vùng vằng, không chịu ở nhà trông em vì đã hứa với M thì không thể không đến sớm. Em có nhận xét gì về cách cư xử của N? Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3. T thường xuyên không làm bài tập về nhà. Khi cô giáo nhắc nhở, T hứa với cô sẽ thay đổi. Thấy vậy, H - bạn thân của T - nói: “Cậu đã hứa với cô thì phải làm đấy nhé!“ T trả lời: “Tớ hứa vậy thôi chứ bài tập nhiều vậy không làm hết được đâu”. Em có nhận xét gì về câu nói của T? Nếu là H, em sẽ nói gì với T?

Tình huống 4. K và A cùng học lớp 7G. A bỏ quên quyển truyện nên bác bảo vệ nhờ K mang gửi lại cho A. K hứa sẽ đưa cho bạn nhưng thấy đó là quyển truyện mà mình đang muốn mua nên K có ý định giữ lại nó. Nếu là K, em sẽ làm gì?

Tình huống 5. Vào sinh nhật này, bố mẹ hứa với T sẽ tặng bạn chiếc xe đạp mới. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, công việc của bố mẹ không thuận lợi, thu nhập gia đình bị giảm, bố mẹ không mua xe đạp mới như đã hứa, T buồn và cho rằng bố mẹ không giữ lời hứa. Nếu là T, em sẽ làm gì?

Tình huống 6. Nhà M có nghề làm bánh trung thu. Vì bánh rất ngon nên người mua rất đông. Bố mẹ và những người thợ phải làm cả ngày lẫn đêm mới kịp trả đơn hàng cho khách. Tết Trung thu năm nay, M thấy mẹ bàn với bố nhập thêm bánh của hãng khác và dán nhãn hiệu nhà M vào để bán. Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ?

Tình huống 7. Dịch bệnh Covid-19 làm cho mặt hàng khẩu trang được bán rất chạy. Chị B là chủ một hiệu thuốc, định nhập khẩu trang giá rẻ. Biết đó là khẩu trang kém chất lượng, nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao nên chị B đang rất băn khoăn. Nếu là chị B, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Tình huống 1: Em sẽ khuyên M nên suy nghĩ lại vì nếu bán chiếc điện thoại đó đi, không chỉ K mà S và M sẽ đều bị khiển trách. Nếu như trong điện thoại có nhiều giữ liệu quan trọng, bố mẹ của K sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. S và M phải khuyên K không được tái diễn hành động lấy trộm đồ của bố mẹ đem bán nữa.

Tình huống 2: N làm như vậy chưa phải là một đứa con ngoan. Nếu là em, em sẽ gọi điện giải thích cho M và hẹn M đến muộn hoặc gặp nhau vào một buổi khác.

Tình huống 3: T nói vậy là đã thất hứa với cô giáo. Nếu là H, em sẽ động viên H cùng học với mình, H sẽ giảng bài cho T nếu có chỗ nào T chưa hiểu và cùng nhau tiến bộ trong học tập.

Tình huống 4: Nếu là K, em sẽ đưa trả quyển truyện cho A và hỏi A rằng khi nào cậu đọc xong, cậu cho tớ mượn truyện đó được không? Tớ sẽ trả đúng thời hạn cho cậu nhé.

Tình huống 5: T nên hiểu và cảm thông cho bố mẹ, sau khi kết thúc dịch bệnh, kinh tế của bố mẹ tốt hơn, lúc đó T mới nên hỏi bố mẹ về việc mua xe đạp mới.

Tình huống 6: M nên nói với bố mẹ rằng: Bánh trung thu của hãng khác sẽ không ngon bằng bánh nhà mình, chính vì vậy lượng khách quen sẽ bị giảm đi, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình.

Tình huống 7: Nếu là chị B, em sẽ nhập khẩu trang chất lượng tốt để có thể bảo vệ cộng đồng tốt nhất. Vì cộng đồng khoẻ thì chị B mới khoẻ và tiếp tục kinh doanh.

VẬN DỤNG

Bài tập 6. Em hãy kể về việc giữ chữ tín, không giữ chữ tín của bản thân hoặc của người khác. Mọi người đã đánh giá như thế nào về việc làm ấy?

Giữ chữ tín:

Em mượn bạn A cái bút bi xanh, nhưng cuối giờ không may làm mất. Em hẹn ngày mai sẽ mua đền cho bạn A một cái bút mới và ngày hôm sau em đã mang trả cho bạn A.

Bạn A rất vui vì em đã giữ đúng lời hứa, những lần sau khi em mượn đồ dùng của bạn, bạn A rất sẵn lòng cho mượn.

Không giữ chữ tín:

Bạn B nhắn bạn A rằng mai sẽ qua đón bạn A đi học, nhưng vì ngủ quên nên bạn B đã đến muộn so với giờ hẹn, ngoài ra còn đi học muộn nữa. Bạn B đến xin lỗi bạn A và hứa lần sau sẽ đến đúng giờ. Nhưng ngày hôm sau, bạn B tiếp tục ngủ quên và lấy lý do rằng sáng phải đưa em trai đi học.

Sau 2 lần thất hứa, bạn A đã chủ động đi học, không chờ bạn B qua đón nữa.

Bài tập 7. Em và các bạn hãy tìm hiểu hoặc tự xây dựng một tình huống về biểu hiện việc giữ chữ tín, sau đó sắm vai để giải quyết tình huống đó.

 

Tìm kiếm google: Giải SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo; SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo; Giải SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo bài 4: Giữ chữ tín

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net