BÀI TẬP 1.
a. Hãy kể lại một lần em bất hoà với bạn và cách ứng xử của em.
b. Theo em, việc bất hoà với bạn sẽ gây ra ảnh hưởng gì cho em và bạn của em?
Trả lời:
a. Lớp em tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 26.3. Em muốn lớp em tập 1 bài múa nhưng bạn Lan lại muốn diễn kịch. Chúng em đã có sự bất đồng và cãi vã lân nhau.
b. Việc bất hòa khiến em và bạn không còn chơi chung với nhau nữa.
BÀI TẬP 2. Em hãy vẽ hình ☹ thể hiện sự bất hoà với bạn bè hoặc hình thể hiện sự hoà thuận với bạn bè vào ô trống trong tranh
Trả lời:
Những biểu hiện bất hòa với bạn bè trong các tranh:
BÀI TẬP 3. Em hãy quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
a. Bất hoà nào đang xảy ra giữa các bạn? Vì sao?
b. Điều gì xảy ra khi các bạn không xử lí bất hoà?
c. Việc xử lí bất hoà sẽ mang lại lợi ích gì?
Trả lời:
a. Các bạn đang cãi nhau về việc lựa chọn giữa chơi cầu lông và đá cầu vì hai bạn nữ không muốn chơi giống hai bạn nam.
b. Khi các bạn không xử lí bất hòa có thể gây ra tranh cãi, từ đó dẫn đến rạn nứt tình cảm bạn bè.
c. Việc xử lý những việc bất hòa sẽ giúp các bạn hiểu nhau hơn, có sự cảm thông và tránh được những bất hòa sau này.
BÀI TẬP 4. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Việc xử lí bất hoà giúp bạn bè hiểu và thông cảm cho nhau.
Đồng tình |
| Không đồng tình |
|
Vì ………………
b. Khi xảy ra bất hoà không cần xử lí vì mọi chuyện rồi sẽ qua thôi.
Đồng tình |
| Không đồng tình |
|
Vì ………………
c. Việc xử lí bất hoà giúp em giữ được tình bạn.
Đồng tình |
| Không đồng tình |
|
Vì ………………
d. Lớp học sẽ đoàn kết nếu các thành viên biết cách xử lí bất hoà với nhau.
Đồng tình |
| Không đồng tình |
|
Vì ………………
e. Xử lí bất hoà là việc của bạn làm sai, em sẽ tha thứ khi bạn xin lỗi trước.
Đồng tình |
| Không đồng tình |
|
Vì ………………
Trả lời:
a. Việc xử lí bất hoà giúp bạn bè hiểu và thông cảm cho nhau.
Đồng tình | X | Không đồng tình |
|
Vì đây là lợi ích của việc xử lí bất hòa
b. Khi xảy ra bất hoà không cần xử lí vì mọi chuyện rồi sẽ qua thôi.
Đồng tình |
| Không đồng tình | X |
Vì việc làm này sẽ không giải quyết được các bất hòa mà còn gây rạn nứt tình cảm với bạn bè.
c. Việc xử lí bất hoà giúp em giữ được tình bạn.
Đồng tình | X | Không đồng tình |
|
Vì bất hòa sẽ làm rạn nứt tình bạn nên cần xử lí triệt để.
d. Lớp học sẽ đoàn kết nếu các thành viên biết cách xử lí bất hoà với nhau.
Đồng tình | X | Không đồng tình |
|
Vì bất hòa sẽ làm rạn nứt tình bạn nên cần xử lí triệt để.
e. Xử lí bất hoà là việc của bạn làm sai, em sẽ tha thứ khi bạn xin lỗi trước.
Đồng tình |
| Không đồng tình | X |
Vì việc làm này sẽ không giải quyết được các bất hòa mà còn gây rạn nứt tình cảm với bạn bè.
BÀI TẬP 5. Em hãy đọc tình huống và trả lời các câu hỏi sau:
Tình huống: Linh và Quang ngồi cùng bàn học từ đầu năm đến nay. Linh luôn gọn gàng, cẩn thận. Còn Quang hay bày bừa, không ngăn nắp. Khi Linh góp ý, Quang tỏ ra khó khăn. Thấy vậy, Linh bảo: “Tớ muốn cậu gọn gàng, ngăn nắp hơn nên mới góp ý”. Quang dần hiểu ra.
a. Bất hoà gì đã xảy ra giữa Linh và Quang?
b. Em hãy nêu lợi ích khi hai bạn đã xử lí được bất hoà với nhau.
Trả lời:
a. Linh và Quang có tính cách khác nhau. Chính điều đó đã gây nên mâu thuẫn giữa hai bạn. Linh góp ý với Quang rằng bạn nên gọn gàng, ngăn nắp nhưng Quang tỏ ra khó chịu với Linh.
b. Khi hai bạn đã xử lí bất hòa với nhau, Quang hiểu rằng Linh là muốn tốt cho mình. Và như vậy, hai bạn đã hiểu nhau hơn.
BÀI TẬP 6. Ghi lại một lần em đã xử lí được bất hoà với bạn và lợi ích của việc xử lí bất hoà đó.
Trả lời:
Nhóm em được phân công làm bài tập nhóm. Trong quá tình làm bài, chúng em đã thường xuyên cãi nhau, không có tiếng nói chung trong việc làm bài tập. Chính vì vậy, nhóm em đã bị cô giáo nhắc nhở và nhận được điểm kém. Sau đó, cô giáo đã gọi nhóm em lại nói chuyện, phân tích những điểm mà nhóm em đã gặp phải. Chúng em đều nhận ra lỗi của mình, và nhờ đó đã hiểu nhau hơn trong những lần làm bài tiếp theo.