toc:ul]
Bài làm
Trong cuộc đời, kiến thức rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta không phải ai ai cũng đều được đi học cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có điều kiện để đi học. Và tôi nằm trong con số may mắn những người được đi học, được bồi dưỡng kiến thức và những bài học đạo đức thú vị. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với tôi là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai trong lòng tôi.
Giờ đây tuy tôi đã là học sinh lớp tám rồi nhưng mỗi khi nghe thấy tiếng trống “tùng... tùng... tùng... rất rõ năm đó là năm hai ngàn không trăm lẻ bảy. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, tôi lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ tôi rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa. Khi bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bìa giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Chị hai thi viết tên của tôi lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp.
Và tôi còn nhớ, tôi vô tình làm lem mực vào một cuốn vở. Tôi khóc còn nhiều hơn cả lúc làm rách bìa bao. Sau đó, chị tôi an ủi một vài phút sau tôi mới thôi khóc. Tập vở, sách giáo khoa, bút viết, cặp táp đều đã sẵn sàng. Đến tối, tôi không tài nào ngủ được, phải một lúc sau tôi mới thiếp đi. Đến sáng, sau khi đã thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong thì ba chở tôi đến trường, còn đưa cho tôi một quả bóng xinh xinh có hình mặt cười. Tôi thấy các em học sinh đến trường với gương mặt sáng sủa, vui vẻ. Tôi cảm thấy bản thân tự tin hơn hẳn khi có bộ đồng phục tuyệt đẹp trên người mình. Tôi thấy trường tôi vừa rộng rãi mà vừa đẹp đẽ nữa. Những cái cây cao cao có màu sắc đỏ thắm. Có bốn cái xích đu ở bốn góc sân trường.
Tôi giật thót tim khi nghe thấy tiếng trống khai trường vang lên “tùng... tùng... tùng”. Cả trường bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trên sân. Và không biết va vào đâu mà bong bóng tôi mang theo bị bê. Tôi cố gắng nén lại không khóc lên. May mắn là có một bạn kế bên chia bớt cho tôi một vài bông hoa để đi diễu hành. Sau khi cuộc diễu hành kết thúc, cô giáo chủ nhiệm đón học sinh lên lớp và cái bạn chia hoa khi nãy lại ngồi bên cạnh tôi. Mùi hương kì lạ của tập vở mới bỗng xông lên trong lớp. Đến giờ ra chơi dường như chỉ có khoảng mười lăm phút. Tôi ngồi trong lớp, không biết chơi với ai. và chơi trò gì nhưng có một đám bạn đến rủ tôi chơi. Tôi cảm thấy xúc động làm sao! Khi ra về, tôi vẫy tay chào tạm biệt các bạn mới của mình và lên xe. Bóng các bạn xa dần và tôi cảm thấy trong lòng mình dâng lên một cảm xúc xao xuyến lạ thường.
Ngày đầu tiên đi học của tôi là như thế đó. Những kỉ niệm tuyệt vời ấy luôn đọng lại trong trí óc của tôi và cũng những kỉ niệm ấy thúc giục tôi vào việc học tốt hơn. Vì vậy, tôi quyết tâm học tốt để không phụ lòng cha mẹ.
Bài làm
Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc học. Học mang đến cho ta nguồn tri thức, giúp ta đứng vững trong cuộc sống, trong xã hội. Ngày nay, cộng đồng và xã hội ngày càng quan tâm hơn nữa đến việc học của trẻ em. Đứng trước thời đại mới đòi hỏi con người phải trau dồi tri thức để phát triển, xã hội ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, luôn đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy tốt nhất cho trẻ. Gia đình và nhà trường liên kết với nhau để trao đổi, nắm bắt tình hình học tập. Ngoài ra, cộng đồng luôn quan tâm và đặt việc học là vấn đề quan trọng hơn cả, luôn khuyến khích và động viên trẻ em phải ra sức học tập thật tốt, xem việc học là hàng đầu. Luôn lấy việc học để so sánh, ganh đua giữa các đứa trẻ. Song, đứng trước sự quan tâm ấy, dường như những đứa trẻ cũng đang phải gánh lên vai mình những áp lực nặng nề, chúng luôn bị đặt trong vòng tròn học tập, điểm số, kiểm tra thi cử mà không có thời gian để làm những việc mình thích, luôn chạy đua với những thành tích mà nhà trường, bố mẹ đặt ra. Thậm chí, vấn đề đi học thêm của trẻ em cũng xảy ra ngày càng nhiều, các em học trên trường, rồi học thêm đến tối, học đến khuya. Ngày nào các em cũng xoay quanh những trang vở và việc học, điều đó có thể khiến cho trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi và chán nản. Bởi vậy, cộng đồng, xã hội nhất là gia đình, nhà trường nên biết cách quan tâm đúng hơn về việc học của trẻ. Cần kết hợp giữa việc học tập với các hoạt động giải trí, dành thời gian cho trẻ làm việc mình thích. Cộng đồng hãy tạo nên những mối liên kết tốt đẹp, bền vững để giúp trẻ có môi trường học tập tốt nhất có thể.
Bài làm
Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công mà mỗi con người cần phải rèn luyện chính là ý chí, nghị lực ; bởi lẽ: "Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình". Thành công được hiểu là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Câu nói khuyên nhủ con người sống phải có nghị lực, ý chí, biết vươn lên phía trước thì sẽ sớm có được thành công. Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc. Bên cạnh đó, người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.
Bài làm
Việc đổ rác bừa bãi để lại hậu quả vô cùng to lớn. Việc làm này phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, hậu quả là đường phố trở nên xấu xí. Nguy hiểm hơn nữa, nó còn làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta: xả rác xuống sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn lấp rác không phân hủy được làm ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm thị giác. Nó không chỉ gây hại cho con người mà tất cả các sinh vật. Sức khỏe con người sa sút, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì ăn phải rác không phân hủy được, do nguồn nước rất ô nhiễm và gây hoang mang trong cộng đồng.
Vì vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Singapore, người ta vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng, dù chỉ nhỏ như tàn thuốc hay kẹo cao su. Cũng là một khoản tiền phạt quá lớn. Đây là kinh nghiệm mà đất nước chúng ta cần học hỏi. Cần có những hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi này. Ngoài ra các sở, ban, ngành chức năng và các cơ quan chính quyền. Cần khuyến khích hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác, vì một môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Tóm lại, vứt rác là một hành động thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Nên vứt rác đúng nơi quy định để không bị đánh giá là vô học và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Bài làm
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối
Theo kinh nghiệm dân gian mà ông cha ta để lại “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” à một kinh nghiệm về cách xem độ sáng trong ngày để áng chứng công việc. Hôm nào trời nắng thì chúng ta sẽ cảm thấy buổi trưa đến sớm thì thời tiết oi bức, ngột ngạt. Ngược lại hôm nào trời mưa chúng ta sẽ thấy trời nhanh tối do trời mưa thì thường âm u nên tối sớm.
Bài làm
Có một câu nói của Thomas Edison mà tôi rất thích: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện”. Đúng vậy! Không phải ai sinh ra cũng thành tài mà phải trải qua quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ. Có thể thấy, ý chí, nghị lực sống là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của con người. Ý chí là việc con người có bản lĩnh, có quyết tâm, vững lòng với mục tiêu, với ước mơ của bản thân mình và theo đuổi nó đến còn. Còn nghị lực sống là sự kiên nhẫn, sức sống bền bỉ của con người dù gặp phải những khó khăn, thử thách trên con đường mình đã chọn cũng không bỏ cuộc mà cố gắng đi tiếp. Ý chí và nghị lực sống vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người, đó là kim chỉ nam để cuộc sống con người tốt hơn cũng như đạt được mục tiêu của bản thân và có được thành công. Ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người, người có ý chí sẽ có kế hoạch làm việc, người có kế hoạch làm việc sẽ lường trước được những khó khăn, thử thách để vượt qua và sớm có được thành công. Bên cạnh đó, ý chí, nghị lực sống giúp sẽ con người có suy nghĩ đúng đắn và tích cực hơn, từ đó giúp chúng ta sống đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Để rèn luyện cho bản thân một ý chí, nghị lực sống, chúng ta trước hết cần có mục tiêu cho bản thân mình, lên kế hoạch cụ thể thực hiện mục tiêu đó và cố gắng hằng ngày, dù gặp bất cứ khó khăn gì cũng không nản chí, bỏ cuộc. Là một người học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạo đức; sống có ước mơ và luôn luôn cố gắng để thực hiện ước mơ đó. Ngoài ra, để hoàn thiện bản thân mình hơn, chúng ta cần tự rèn luyện thói quen đọc sách, tập thể dục, học ngoại ngữ,... để tốt hơn từng ngày. Mỗi người có một lần để sống, hãy khiến cuộc sống của mình đáng sống hơn, ý nghĩa hơn, mỗi ngày trôi qua đều đáng để trân trọng.
Bài làm
Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống tôn trọng đạo lí. Những bài học đạo lí làm người luôn luôn được nhân dân ta nhắc nhở trong cuộc sống hằng ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là lời nhắc nhở sâu sắc về sự đền ơn đáp nghĩa cao quý trong cuộc sống.
Quả là một sản phẩm của cây, được tạo thành nhờ sự thụ phấn của hoa. Trong cuộc sống có thể hiểu quả là kết quả, thành quả, thành tựu đạt được qua một quá trình lao động tích cực.
Kẻ trồng cây là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo được hoa thơm, quả ngọt. Kẻ trồng cây chính là người đã tạo ra các thành quả lao động, đem đến sự hữu ích cho cuộc sống này.
Ăn là đón nhận, là hưởng thụ, quả là kết quả, thành quả tốt đẹp có ích ở đời. Người trồng cây là người tạo ra kết quả, thành quả có ích. Khi ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Người ăn quả là người đón nhận thành quả tốt đẹp đó.
Câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình.
Không một sự hữu ích nào nào tự nhiên mà có. Nó có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trồng cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất vả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây.
Người ăn quả là người hưởng thụ, được sử dụng thành quả do người khác tạo ra thành quả mang lại mà bản thân họ không phải tốn công sức thì khi sử dụng các thành quả đó, ta không thể không nhớ ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng. Biết ơn người đã cho ta điều tốt đẹp là lối sống phù hợp với đạo lý làm người của dân tộc. Ngược lại khi được hưởng thành quả lao động hay có được hạnh phúc do người khác đem lại mà ta không biết đến sự đền ơn đáp nghĩa là trái đạo lí, trở thành kẻ vô ơn, bạc nghĩa nhất định phải lên án.
Không ai có thể một mình mà tạo ra cả thế giới. Bản chất của cuộc sống là sự kế thừa các thành quả lao động. Những gì ta đang có hôm nay một phần lớn ta kế thừa từ các thế hệ đi trước. Dù muốn hay không muốn ta đều thụ hưởng các giá trị lao động của người khác tạo ra và để lại. Bởi thế, hãy sống có lòng biết ơn, trân trọng thành quả lao động của con người và không ngừng tạo ra các giá trị lao động hữu ích, góp phần thúc đẩy cuộc sống phát triển.
Trước hết phải biết kính trọng và biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đồng thời phải quý trọng sức lao động của con người. Không phung phí, làm tổn hại, thất thoát những giá trị lao động của bản thân và của người khác.
Học cách quý trọng các thành quả mình được hưởng, đồng thời phải phát huy hiệu quả của các thành quả đó trong quá trình sử dụng. Ngoài việc biết hưởng thụ ra ta còn phải biết giữ gìn và bảo vệ thành quả đó sao cho xứng đáng là người kế tục và cũng có trách nhiệm gieo giống vun trồng cây cho các thế hệ mai sau.
Quyết liệt phê phán những thái độ sai trái vô ơn, bạc nghĩa, sử dụng lãng phí hay phá hoại thành quả có ích và coi thường những người có công với nhân dân, với tổ quốc.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một bài học đạo đức sâu sắc, một lời khuyên chân thành có tính giáo dục cao đối với mọi thế hệ. Câu tục ngữ còn thể hiện phẩm chất tốt đẹp, đạo lí tri ân của con người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”. Học sinh thực hiện đạo lí sống có lòng biết ơn phải coi cha mẹ, thầy cô giáo là những người trồng cây, còn bản thân là người ăn quả, do đó phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Sống đúng với đạo lí dân tộc là cách tốt nhất để trưởng thành và trở thành người tốt đẹp.
Bài làm
Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:
“Không thầy đố mày làm nên”
Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:
“Học thầy không tày học bạn’’
Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?
Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.
Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết qụả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật… thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".
Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.
Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.
Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỷ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội…
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”
Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.
Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phổ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.
Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 – 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.
“Trọng thầy mới được làm thầy”
Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.
Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.
Bài làm
Trong cuộc sống, chúng ta cần duy trì mọi mối quan hệ xung quanh bằng tình cảm và niềm tin. Thiếu niềm tin và tình chúng ta không thể thành công trong cuộc đời. Niềm tin và tình sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn, những bất hạnh, những trở lực trong cuộc sống để vươn lên, tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà ông cha ta đã có câu tục ngữ:
“ Mất của dễ tìm
Mất lòng khó kiếm”
Để hiểu ý nghĩa vô cùng sâu sắc của câu tục ngữ này, trước tiên ta phải hiểu vì sao ông cha ta bảo: “Mất của dễ tìm”. Sở dĩ như vậy là vì mất tiền, chúng ta có thể làm ra tiền trở lại. Trong thực tế cuộc sống có những người bị thiên tai, bão lụt, bị trộm cắp mất hết tài sản… nhưng rồi họ lại đứng lên bằng đôi chân, bàn tay, khối óc của mình để làm ra tiền trở lại.
Điều thứ hai ta cần phải hiểu là tại sao “Mất lòng khó kiếm”? Mất danh dự là ta làm mất niềm tin của kẻ khác đối với ta, mà ta làm mất niềm tin một lần thì những lần sau người ta không còn tin mình nữa. Khi người ta không còn tin mình nữa thì làm việc gì cũng khó, ít có người giúp đỡ. Tuy nhiên, mất danh dự ta có thể lấy lại danh dự nhưng phải mất một thời gian dài, chúng ta phải nỗ lực, cần phải giữ đúng lời hứa với kẻ khác, giữa lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau, đừng nói một đàng, làm một nẻo, phải giữ gìn sự chân thật trong mọi công việc… thì chúng ta mới lấy lại được danh dự. Đúng là “mất danh dự là mất nửa cuộc đời”.
Một người muốn thành công trong cuộc sống cần phải phân biệt được sự nặng nhẹ giữa tiền của và lòng tin của người khác. Tiền mất có thể làm lại nhưng lòng tin khi mất phải rất khó, mất rất nhiều thời gian để xây dựng lại được. Mỗi người sống với nhau đều phải đối xử với đối phương bằng tình cảm chân thành và cố gắng không làm gì sai trái để không đánh mất lòng tin mà đối phương dành cho mình. Dù là trong chuyện bạn bè, chuyện làm ăn hay chuyện tình cảm lòng tin là thứ khiến chúng ta có được sự xem trọng của người khác. Nếu một người mà chỉ chú trọng đến tiền bạc trước mắt để rồi đánh mất niềm tin với mọi người thì đó mãi mãi chỉ là kẻ thất bại.
Tóm lại, câu tục ngữ là một chân lý, một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tự nhủ lòng mình muốn thành đạt tới phải luôn giữ lấy niềm tin dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Bài làm
Trong cuộc đời, kiến thức rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta không phải ai ai cũng đều được đi học cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có điều kiện để đi học. Và tôi nằm trong con số may mắn những người được đi học, được bồi dưỡng kiến thức và những bài học đạo đức thú vị. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với tôi là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai trong lòng tôi.
Giờ đây tuy tôi đã là học sinh lớp tám rồi nhưng mỗi khi nghe thấy tiếng trống “tùng... tùng... tùng... rất rõ năm đó là năm hai ngàn không trăm lẻ bảy. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, tôi lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ tôi rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa. Khi bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bìa giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Chị hai thi viết tên của tôi lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp.
Và tôi còn nhớ, tôi vô tình làm lem mực vào một cuốn vở. Tôi khóc còn nhiều hơn cả lúc làm rách bìa bao. Sau đó, chị tôi an ủi một vài phút sau tôi mới thôi khóc. Tập vở, sách giáo khoa, bút viết, cặp táp đều đã sẵn sàng. Đến tối, tôi không tài nào ngủ được, phải một lúc sau tôi mới thiếp đi. Đến sáng, sau khi đã thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong thì ba chở tôi đến trường, còn đưa cho tôi một quả bóng xinh xinh có hình mặt cười. Tôi thấy các em học sinh đến trường với gương mặt sáng sủa, vui vẻ. Tôi cảm thấy bản thân tự tin hơn hẳn khi có bộ đồng phục tuyệt đẹp trên người mình. Tôi thấy trường tôi vừa rộng rãi mà vừa đẹp đẽ nữa. Những cái cây cao cao có màu sắc đỏ thắm. Có bốn cái xích đu ở bốn góc sân trường.
Tôi giật thót tim khi nghe thấy tiếng trống khai trường vang lên “tùng... tùng... tùng”. Cả trường bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trên sân. Và không biết va vào đâu mà bong bóng tôi mang theo bị bê. Tôi cố gắng nén lại không khóc lên. May mắn là có một bạn kế bên chia bớt cho tôi một vài bông hoa để đi diễu hành. Sau khi cuộc diễu hành kết thúc, cô giáo chủ nhiệm đón học sinh lên lớp và cái bạn chia hoa khi nãy lại ngồi bên cạnh tôi. Mùi hương kì lạ của tập vở mới bỗng xông lên trong lớp. Đến giờ ra chơi dường như chỉ có khoảng mười lăm phút. Tôi ngồi trong lớp, không biết chơi với ai. và chơi trò gì nhưng có một đám bạn đến rủ tôi chơi. Tôi cảm thấy xúc động làm sao! Khi ra về, tôi vẫy tay chào tạm biệt các bạn mới của mình và lên xe. Bóng các bạn xa dần và tôi cảm thấy trong lòng mình dâng lên một cảm xúc xao xuyến lạ thường.
Ngày đầu tiên đi học của tôi là như thế đó. Những kỉ niệm tuyệt vời ấy luôn đọng lại trong trí óc của tôi và cũng những kỉ niệm ấy thúc giục tôi vào việc học tốt hơn. Vì vậy, tôi quyết tâm học tốt để không phụ lòng cha mẹ.
Bài làm
Sau khi đã chăm chút, gọt tỉa từ những củ hoa còn đang khô sần, xếp tròn ở một góc bàn để giờ đây nó đã trở thành một lọ hoa đẹp, tôi thật sự cảm thấy rất vui. Khi tự mình làm ra, chờ đợi thành quả để thành một lọ hoa đẹp như bây giờ, quả thật đó là một điều gì đó khá thú vị. Từ những ngày đầu bắt tay vào những công đoạn ngâm nước và gọt tỉa, tôi luôn mong rằng sản phẩm mình làm ra sẽ thành công, những bông hoa sẽ nở rộ đẹp nhất. Ngắm thành quả của mình, tôi mới thấy được những người nghệ nhân đã thực sự kì công, tỉ mỉ đến mức nào. Thật là một thú vui tao nhã dành cho những người thưởng hoa, được ngắm những cánh trắng hé nở đầy duyên dáng mà còn mang mùi hương thanh khiết.