1. Nóng, lạnh và nhiệt độ
Hoạt động thực hành 1:
Nước ở cốc c nóng nhất, nước ở cốc b lạnh nhất?
Nhiệt độ ở cốc c cao nhất, nhiệt độ ở cốc b thấp nhất.
Vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
Hoạt động thực hành 2:
a, c, d Là các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
b - Nhiệt kế treo tường dùng để đo nhiệt độ không khí.
HS thảo luận theo nhóm cách sử dụng các nhiệt kế.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 1.
Số chỉ của nhiệt kế cho biết nhiệt độ của vật.
Câu 2.
Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ: vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
Câu 3.
Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc c (Hình 1c) vào cốc nước nguội (Hình 1a) thì nhiệt độ của nước ở cốc a tăng lên. Vì nhiệt độ của nước ở cốc c cao hơn nên khi đổ sang cốc a, nhiệt đã truyền từ cốc c sang làm cho cốc a tăng nhiệt độ.
2. Sự truyền nhiệt
Hoạt động thực hành:
Cán thìa ở hình a nóng, cán thìa ở hình b lạnh.
Thìa a có nhiệt độ cao hơn so với ban đầu, thìa b có nhiệt độ cao hơn so với ban đầu. Vì khi cho vào nước nóng, thìa a đã được nước nóng truyền nhiệt cho và tăng nhiệt độ. Thìa b khi được cho vào nước lạnh đã truyền nhiệt độ sang cho nước làm cho nhiệt độ của thìa giảm đi.
Nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 1.
Nhiệt truyền từ cốc nước nóng đến tay em.
Câu 2.
Khi được đun nấu thì nhiệt độ của thức ăn tăng lên vì đã có nhiệt truyền từ bếp sang thức ăn.
Câu 3.
Vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa vì mùa đông trời lạnh làm nhiệt độ từ người truyền ra môi trường khiến cho người bị lạnh.
Khi ngồi gần bếp lửa, nhiệt truyền từ bếp lửa sang làm người ấm lên.
Câu 4.
Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, Mùa hè trời nắng làm không khí nóng lên…
Các vật lạnh đi: Để rau, củ, quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, …