1. Thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật
Hoạt động thực hành 1:
Thức ăn của động vật và con người được lấy từ thực vật.
Các bộ phận của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật:
- Con người: Bắp ngô.
- Động vật: Lá cây ngô, thân cây ngô.
Hoạt động thực hành 2:
“Thức ăn” của cây lúa trong hình là ánh sáng mặt trời, khí các-bô-níc, nước, chất khoáng.
Thức ăn của gà là cây lúa.
Thức ăn của cáo là gà.
Câu hỏi vận dụng:
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng để sống và phát triển. Chúng là nguồn thức ăn của con người và nhiều loài động vật khác.
2. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
Hoạt động thực hành:
Điểm chung của ba chuỗi thức ăn là đều bắt đầu từ thực vật.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 1.
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng.
Câu 2.
Thực vật có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng từ các-bô-níc, nước và chất khoáng dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Nhưng động vật và con người không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng như thực vật mà phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác.
→ Thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn.
Câu 3.
Rau muống → Sâu → Chim → Rắn.
3. Cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Hoạt động thực hành 1:
Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ giảm dần do không đủ thức ăn cho chuột dẫn đến không có đủ thức ăn cho rắn.
Nếu số lượng rắn bị giảm mạnh do con người khai thác làm thuốc, làm thức ăn thì số lượng chuột sẽ tăng lên, cắn phá và làm giảm số lượng khoai tây.
Các sinh vật trong chuỗi thức ăn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, số lượng các sinh vật được duy trì tương đối ổn định tạo thành trạng thái cân bằng của chuỗi thức ăn.
Hoạt động thực hành 2:
1 - Câu cá.
2 - Đánh bắt cá bằng xung điện.
3 - Đánh bắt cá bằng thuốc nổ.
Hoạt động 1 ít gây tác động đến sinh vật. Hoạt động 2, 3 gây tác động xấu, ảnh hưởng lâu dài.
Hoạt động 2, 3 gây mất cân bằng chuỗi thức ăn vì ngoài đánh bắt cá trưởng thành còn giết hết các cá con và sinh vật khác trong môi trường nước.
Tên bức tranh: Cách đánh bắt cá.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 1.
- Hình 7: Bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống.
- Hình 8: Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
- Hình 9: Bảo vệ rùa biển.
→ Các hoạt động đều nhằm duy trì trại thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Câu 2.
Trạng thái cân bằng của chuỗi thức ăn là trạng thái số lượng sinh vật của một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn luôn duy trì tương đối ổn định.
Để duy trì trạng thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên, chúng ta cần tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống.
Câu 3.
Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp, đặc biệt là tài nguyên rừng, biển.
Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ...
Trồng và chăm sóc cây xanh.
Tuyên truyền vận động bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
Nghiêm cấm hình thức đánh bắt hủy diệt.