Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy:…./…./….
(Phát triển nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế)
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Biết được một số nghề truyền thống ở Việt Nam
- Cần phải giữ gìn bản sắc Việt.
- Tham gia các HĐGD theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Đánh giá được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
+ Rút ra được những kinh nghiệm học được khi tham gia hoạt động
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Kế hoạch thi đua tuần mới
- Chuẩn bị tài liệu, câu hỏi về nghề truyền thống
- Đọc trước tài liệu về nghề truyền thống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
Hoạt động 1: Nghi lễ
- HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
- Tổng kết hoạt động giáo dục và phổ biến kế hoạch tuần mới.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
* GV tổ chức cho HS chia sẻ về:
- Những việc các em đã tham gia, những điều đã học được và cảm nhận của bản thân khi tham gia buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ để Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp;
- Những điều đã học hỏi được về hoạt động nghề nghiệp và giá trị của nghề nghiệp;
- Cảm xúc và mong muốn của em đối với hoạt động nghề nghiệp.
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác