Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nhận biết được đặc trưng của lực: điểm đặt, độ lớn, phương và chiều
- Kể tên được đơn vị lực: niuton(N)
- Mô tả được cấu tạo của lực kế lò xo và sử dụng được lực kế này để đo độ lớn của một số lực đơn giản
- Biểu diễn được lực bằng một mũi tên theo hương của lực và mô tả được các đặc trưng của một lực dựa trên mũi tên biểu diễn lực này
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
1 - GV:
- Các loại lực kế trong phòng thí nghiệm
- Dụng cụ để chiếu hình một số lực kế không có trong phòng thí nghiệm và một số hình vẽ trong bài
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Dẫn dắt và đưa ra câu hỏi khởi động cho HS:: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể sử dụng hình vẽ để diễn tả những cái trìu tượng. Ví dụ hình trái tim để biểu diễn tình yêu, ý thích, khuôn mặt cười để biểu diễn niềm vui hay như khuôn mặt không vui để biểu diễn sự không hài lòng,…. Ở bài học trước chúng ta đã học về lực. Vậy theo các em làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực? Ta có thể biểu diễn được lực tác dụng khi ta đặt một hộp bút lên tay? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các để biểu diễn lực, trả lời cho câu hỏi đó.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc trưng của lực
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS nhận viết các đặc trưng sau: 1. Về độ lớn: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện các câu hỏi 1,2,3, ghi ý kiến vào vở. Hướng dẫn HS nhận xét về một số ý kiến 2. Về đơn vị và dụng cụ đo lực: + GV yêu cầu HS mô tả lực kế lò xo, nêu ĐCNN và GHĐ của lực kế ( tổ chức hoạt động nhóm từ 4-5 HS) + Gv giới thiệu cho HS cách sử dụng 3. Về phương và chiều của lực: + Yêu cầu HS tự đọc SGK trả lời cho các câu hỏi a,b,c của hình 41.5. Ghi câu trả lời vào vở - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhận thực hiện tìm hiểu về độ lớn của lực, phương chiều lực và cùng các bạn trong nhóm hoàn thành bài tập hoạt động ở mục I - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv đánh giá kết quả | I. Các đặc trưng của lực 1. Độ lớn của lực Độ mạnh yếu của một lực gọi là độ lớn của lực ? CH: CH1: Lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất, lực của em bé ấn nút chuông điện là yếu nhất. Sắp xếp các lực theo thứ tự độ lớn tăng dần: - Lực của em bé ấn nút chuông điện - Lực của người mẹ kéo cửa phòng - Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên - Lực của người đẩy xe ô tô chết máy CH2. Đội bên phải có độ lớn lực kéo lớn hơn đội bên trái. CH3. Hai lực trong đời sống có độ lớn bằng nhau: Trọng lực của tạ và lực đẩy của lực sĩ khi người lực sĩ giữ tạ đứng im 2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực - Đơn vị lực là N (Niuton) - Dụng cụ đo lực là lực kế ? HĐ: HS tự dự đoán và thực hiện 3. Phương và chiều của lực Mỗi lực đều có phương và chiều xác định VD: - Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. - Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái - Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biểu diễn lực
------------ Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác