Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Quan sát, nhận biết và phân biệt được trên hình ảnh, mẫu vật: các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá,....) cơ quan sainh sản ( túi bào tử, nón cái, nó đực, hoa), vị trí của hạt (hạt trần, hạt kín)
- Phân chia được các mẫu vật vào các nhóm thực vật theoc ác tiêu chí phân loại đã học
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫy vật của bài thực hành
- Phát triển được các kĩ năng quan sát, năng lực thực hành,....
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
1 - GV:
- Thiết bị, dụng cụ cho bài thực hành ( phần 1 chuẩn bị)
- Mẫu vật thật, tranh, ảnh liên quan đến nội dung thực hành
- PHT để làm bài thu hoạch
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV dẫn dắt bài học:
Ở bài học trước chúng ta đã đi tìm hiểu về thực vật, nhận thấy được sự đa dụng cũng như vai trò của thực vật trong tự nhiên và đời sống. Bài 35 mà chúng ta học ngày hôm nay, chúng ta sẽ thực hành quan sát và phân chia được các nhóm thực vật vào tiêu chí đã học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HD quan sát và phân tích mẫu vật
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV Chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng 5 - 6 HS/nhóm. Mỗi nhóm đều có khay mẫu (gồm rêu, dương xì, thông, bí ngô) và thiết bị, dụng cụ giống nhau. Các nhóm tiến hành quan sát lần lượt các mẫu vật theo hướng dẫn và yêu cẩu trong SGK. Yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau về kích thước cơ thể và đặc điểm của các cơ quan sinh dưỡng ở mỗi đại diện (Có rễ thật chưa? Thân có mạch đẳn không? Đa đạng về hình thái như thế nào?). GV hướng dẫn HS quan sát: + Quan sát cơ quan sinh sản của rêu (bào tử), đương xỉ (túi bảo tử); thông (nón); bí ngô (hoa). Yêu cầu HS chỉ ra được sự khác nhau về đặc điểm giữa nón đực và nón cái của thông. + Yêu cầu HS xác định được vị trí của hạt thông và hạt bí ngô (được bao bọc hay lộ ra ngoài), từ đó HS nhận xét được về những ưu thế và tiến hoá của ngành thực vật Hạt kín so với các ngành khác trong hệ thống phân loại thực vật. Lưu ý: + HS cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ như dao lam, kim nhọn.... + Thao tác cắt ngang thân rêu. Lát cắt càng mông và đều thì quan sát bằng kính hiển vi càng rõ và đẹp. Trong khi các nhóm làm thực hành, GV tương tác với từng nhóm để nhắc nhở và hỗ trợ HS trong quả trình thực hành. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động theo nhóm, quan sát. So sánh kết quả quan sát được với các hình ảnh trong sách hoặc tranh, ảnh GV cung cấp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Đánh giá kĩ năng, thái độ của mỗi HS hoặc từng nhóm HS sau khi kết thúc bài thực hành. | III. Cách tiến hành - Quan sát đại diện thực vật không có mạch - Quan sát đại diện ngành dương xỉ - Quan sát đại diện ngành hạt trần ( Thông) - Quan sát đạo diện nghành hạt kín ( Bí ngô) |
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài thu hoạch và sản phẩm thực hành
---------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác