Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

BÀI 7: PHONG TRÀO TÂY SƠN THẾ KỈ XVIII

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?

  1. Đống Đa, Hà Nội
  2. Vinh, Nghệ An
  3. An Khê, Gia Lai
  4. Cần Thơ

Câu 2: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã:

  1. Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn
  2. Chiếm được Lan Xang
  3. Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  4. Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính quyền chúa Trịnh.

Câu 3: Thất bại trước quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã:

  1. Cầu cứu vua Xiêm
  2. Theo thuyền buôn nước ngoài trốn đi
  3. Chỉ huy quân Trịnh phản công
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?

  1. 1771
  2. 1777
  3. 1785
  4. 1802

Câu 5: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?

  1. Niên Canh Nghiêu
  2. Ngao Bái
  3. Tôn Sĩ Nghị
  4. Ngô Tam Quế

Câu 6: Tháng 12 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là:

  1. Gia Long
  2. Quang Trung
  3. Minh Mạng
  4. Vinh Quang

Câu 7: Quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh, bảo vệ được nền độc lập của đất nước chỉ trong vòng mấy ngày?

  1. 5 ngày
  2. 15 ngày
  3. 50 ngày
  4. 250 ngày

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Từ giữa thế kỉ XVIII, do cuộc sống ngày càng cơ cực nên nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong:

  1. Ngày càng giảm đi
  2. Ngày càng dâng cao
  3. Làm cho người dân không còn làm ăn gì nữa.
  4. Làm cho Đàng Ngoài trở nên mạnh hơn.

Câu 2: Nghĩa quân Tây Sơn có khẩu hiệu là gì?

  1. Lấy của người giàu chia cho người nghèo
  2. Đập phá thành quách, hỗn chiến chư thần
  3. Tự do, dân chủ, bác ái
  4. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

Câu 3: Trong lần tiến quân năm 1777 của nghĩa quân Tây Sơn thì:

  1. Chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
  2. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
  3. Quân Tây Sơn bị quân Nguyễn mai phục, chết gần hết.
  4. Cả A và B.

Câu 4: Nghĩa quân Tây Sơn đã dùng chiến thuật nào để đối đầu với quân Xiêm?

  1. Nhử đối phương vào trận đại mai phục rồi tập kích bất ngờ
  2. Vườn không nhà trống
  3. Đánh trực diện
  4. Trận đồ bát quái

Câu 5: Nghĩa quân Tây Sơn dùng danh nghĩa gì khi tấn công ra Thăng Long?

  1. Phù Lê diệt Trịnh
  2. Thống nhất giang sơn
  3. Giải phóng đất nước
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Trước thế mạnh của quân Thanh, quân Tây Sơn đã:

  1. Thực hiện kế hoạch rút khỏi Thăng Long, lui về phòng thủ phía nam
  2. Chống trả kiên cường, thề chết bảo vệ Tổ quốc
  3. Đầu hàng vô điều kiện
  4. Lừa quân Thanh về nước

Câu 7: Ngày 25/01/1789 diễn ra sự kiện nào?

  1. Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi
  2. Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng
  3. Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc
  4. Quân Thanh quét sạch quân xâm lược Thanh tại thành Thăng Long

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?

  1. Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
  2. Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng thì lại gia tăng.
  3. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
  4. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Trương Phúc Loan?

  1. Ông là người học rộng, tài cao, mới trẻ tuổi đã được vào trong triều chúa Nguyễn làm quan.
  2. Ông làm việc ở thời Chúa Nguyễn (Phúc Thuần), tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền hơn 30 năm.
  3. Ông là người “bán quan, buôn ngục”, rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại nhiều người
  4. Ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... mà ông có được không biết bao nhiêu mà kể

Câu 3: Năm 1774, trước tình thế bất lợi: phía bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân (Huế), phía nam là quân chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc đã làm gì?

  1. Dồn quân ra bắc chặn mọi ngả tấn công của chúa Trịnh
  2. Buộc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn
  3. Dựa vào thế lực của quân đội các nước phương Tây tấn công toàn diện
  4. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết

Câu 4: Sự kiện nào sau đây không đúng vào ngày 30/01/1789?

  1. Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi
  2. Sáng sớm, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa
  3. Khi bị tấn công, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Niên Canh Nghiêu nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.
  4. Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.

Câu 5: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?

  1. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
  2. Phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
  3. Phong trào nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
  4. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đây là lược đồ trận đánh với quân nào của nghĩa quân Tây Sơn?

  1. Quân chúa Trịnh
  2. Quân chúa Nguyễn
  3. Quân Xiêm
  4. Quân Thanh

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 cánh diều, trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net