Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 2: Cách mạng công nghiệp

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Cách mạng công nghiệp. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

BÀI 2: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
  • Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu, nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc khai thác các nguồn thông tin, tư liệu và hình ảnh để trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp; nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
  • Vận dụng kiến thức: thông qua việc dẫn chứng được những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống; liên hệ với cuộc Cách manhgj công nghiệp 4.0 ngày nay.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Trung thực, nhân ái: sử dụng các nguồn sử liệu tin cậy để đánh giá sự kiện khách quan; nhận thức đúng đắn về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống; đồng cảm và chia sẻ với cuộc sống vất vả, khó khăn của nhân dân lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Hệ thống tư liệu và hình ảnh đã chuẩn bị liên quan đến bài học Cách mạng công nghiệp.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà thông thái, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về thành tựu khoa học kĩ thuật (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS nêu được tên một số thành tựu khoa học kĩ thuật (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX) có trong hình ảnh.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà thông thái.

- GV chia HS thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ Quan sát một số hình ảnh và gọi được tên (hoặc mô tả) thành tựu khoa học kĩ thuật (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX) có trong hình.

+ Đội nào có nhiều đáp án chính xác và trả lời nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.

- GV lần lượt trình chiếu 4 hình ảnh:

  

Hình 1

Hình 2

  

Hình 3

Hình 4

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trao đổi để trả lời câu hỏi

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 đội chơi trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 1: Máy kéo sợi Gien-ni 16 – 18 cọc suốt.

+ Hình 2: Máy gặt cơ khí – phát minh của C.M. Cô-mic năm 1831.

+ Hình 3: Xe lửa Xti-phen-xơn chạy bằng máy hơi nước.

+ Hình 4: Máy hơi nước của Giêm-oát (mô hình).

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Cách mạng công nghiệp.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2.1 – 2.3, đọc thông tin trong mục 1, mục Em có biết SGK tr.13 – 15 và hoàn thành Phiếu học tậpTrình bày những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2.1 – 2.3, đọc thông tin trong mục 1, mục Em có biết SGK tr.13 – 15 và hoàn thành Phiếu học tậpTrình bày những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp.

  
 

Hình 2.3. Máy móc dùng trong nông nghiệp

 ở Đức thế kỉ XIX

PHIẾU HỌC TẬP

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh (bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII trong lĩnh vực dệt, rồi lan nhanh ra các lĩnh vực khác).

Thời gian

Người phát minh

Đặc điểm, tính năng, tác dụng của máy móc

Năm 1764

 

 

Năm 1769

 

 

Năm 1784

 

 

Năm 1785

 

 

Năm 1814

 

 

2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và châu Mỹ.

- Ở Pháp:………………………………………………….

……………………………………………………………

- Ở Đức:…………………………………………………..

……………………………………………………………

- Ở Mỹ:……………………………………………………

……………………………………………………………

- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát thêm video, hình ảnh:

https://www.youtube.com/watch?v=Y9bbC_IsZNo

Một nhà máy sản xuất ở Bô- xtơn (Mỹ) đầu thế kỉ XIX

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của việc Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh, đọc thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp theo Phiếu học tập.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Ý nghĩa của việc Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước:

Được coi là một cuộc cách mạng vì:

+ Đã khắc phục được những hạn chế của các phát minh trước đó.

+ Giêm Oát được Chính phủ Anh trao giấy chứng nhận bản quyền chế tạo máy hơi nước.

+ Phát minh này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ở Anh và các nước Âu – Mỹ (Pháp, Đức, Mỹ).

Giêm Oát

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập cho HS.

- GV kết luận:

+ Cách mạng công nghiệp ở Anh:

●       Biến Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ.

●       Là “công xưởng của thế giới”.

+ Cách mạng công nghiệp ở Mỹ và các nước châu Âu: Từ Anh, cách mạng công nghiệp lan nhanh ra các nước khác với những phát minh làm thay đổi đời sống, xã hội của nhân loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Kết quả Phiếu bài tập đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh (bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII trong lĩnh vực dệt, rồi lan nhanh ra các lĩnh vực khác).

Thời gian

Người phát minh

Đặc điểm, tính năng, tác dụng của máy móc

Năm 1764

Giêm Ha-gri-vơ

Máy kéo sợi Gien-ni:

- Có 8 cọc sợi bông (về sau nâng lên 16 – 18 cọc sợi bông).

- Chỉ cần 1 người điều khiển.

- Năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần.

Năm 1769

R. Ác-rai

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước:

Xây dựng xưởng dệt bên bờ sông chảy xiết ở Man-che-xto.

Năm 1784

Giêm Oát

Máy hơi nước:

Các nhà máy được xây dựng ở khắp nơi.

Năm 1785

Ét mơn Các-rai

Máy dệt:

Năng suất gấp 40 lần so với dệt tay.

Năm 1814

Xti-phen-xơn

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước:

- Kéo được 8 toa và chạy trên đường ray, đạt tốc độ 6km/h.

- Đến năm 1850, Anh có 10 000 km đường sắt.

2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và châu Mỹ.

 

---------------Còn tiếp---------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 2: Cách mạng công nghiệp

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Cách mạng công nghiệp, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay