Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh sau:
Quảng Bình Quan (Cổng Hạ Lũy Thầy) | Một đoạn thành nhà Mạc (Tam Thanh, Lạng Sơn) |
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Các em đã từng đến các địa danh, di tích được nhắc đến trong bài chưa?
+ Nếu có, hãy chia sẻ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh hoặc di tích đó?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ một số hiểu biết về về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh, di tích trong hình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hệ thống Lũy Thầy:
+ Thành nhà Mạc:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự ra đời của Vương triều Mạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4.1, đọc thông tin trong mục I SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. - GV hướng dẫn HS chú ý đến các từ khóa: khủng hoảng, suy yếu, đấu tranh, rối ren, thao túng, Mạc Đăng Dung. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.20, kết hợp quan sát hình ảnh, video về thân thế của Mạc Đăng Dung, đóng góp của ông đối với sự phát triển của Đại Việt dưới triều Mạc. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận, tranh biện theo chủ đề: Xoay quanh vấn đề Mạc Đăng Dung lên ngôi, có hai quan điểm: + Quan điểm 1: Việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và thành lập Vương triều Mạc không phù hợp với bối cảnh lịch sử. + Quan điểm 2: Vương triều Mạc ra đời là lẽ đương nhiên trước bối cảnh và yêu cầu khách quan của lịch sử. Quan điểm của em về hai ý kiến trên như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, đọc thông tin trong mục I SGK tr.20, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt tranh biện theo chủ đề đưa ra. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và mở rộng kiến thức: Quan điểm phê phán Mạc Đăng Dung ở Việt Nam đã có sự thay đổi qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, đánh giá lại vai trò lịch sử của Mạc Đăng Dung theo hướng cởi mở khách quan hơn thời Lê - Trịnh... Qua những kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, văn học - nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo - tín ngưỡng cho thấy sự ra đời của nhà Mạc và những động thái chính trị - quân sự của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) là phù hợp với bối cảnh khách quan lúc bấy giờ, khi nhà Hậu Lê đã suy sụp không còn trị nước được nữa. - GV kết luận: Mỗi quan điểm đưa ra đều có cơ sở riêng. Chúng ta cần nhìn nhận sự kiện lịch sử một cách khách quan, ghi nhận sự đóng góp (công) và cả những hạn chế (tội) của mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc. | I. Sự ra đời của Vương triều Mạc - Tình hình Đại Việt cuối thời Lê: + Nhà Lê lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái. + Quan lại, địa chủ, cường hào hoành hành. + Nhân dân nổi dậy đấu tranh. - Sự ra đời của Triều Mạc: + Mạc Đăng Dung tranh chấp quyền hành, thao túng triều đình. + Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc. + Sau khi lên ngôi, ông thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về xung đột Nam – Bắc triều
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam – Bắc triều.
- Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 4.2, tư liệu, thông tin trong mục II SGK tr.21, 22 (theo kĩ thuật Think – Pair – Share, rubic đánh giá) để hoàn thành Phiếu học tập: + Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam – Bắc triều. + Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều. PHIẾU HỌC TẬP (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2) - GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu, nhận thức tình cảnh khốn khổ của người dân Đại Việt trước cuộc xung đột Nam – Bắc triều. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 4.2, tư liệu, thông tin trong mục II SGK tr.21, 22 và hoàn thành Phiếu học tập. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày nguyên nhân, hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều theo Phiếu học tập. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau này. - GV chuyển sang nội dung mới: | II. Xung đột Nam – Bắc triều Kết quả Phiếu học tập đính kèm phía dưới Hoạt động 2.
|
--------------Còn tiếp-------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác