Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK và cho biết tên gọi các máy móc có trong hình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.: việc sản xuất cơ khí ở Hình la SGK khác với Hình 1b SGK ở chỗ Hình lạ là dây chuyền sản xuất tự động, Hình 1b cần có sự tham gia của con người.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Lao động là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm cần thiết. Các sản phẩm (công cụ, phương tiện, máy, thiết bị,...) mà con người sử dụng hàng ngày hầu hết là do ngành sản xuất cơ khí làm ra. Ngành cơ khí chế tạo là gì, vai trò, đặc điểm của cơ khí chế tạo ra sao, các bước trong quy trình chế tạo cơ khí như thế nào thì bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo.
Hoạt động 1: Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK và mô tả điều gì đang xảy ra. - GV yêu cầu HS quan sát hình và cho biết: + Tên gọi và ứng dụng của các sản phẩm trong hình 1.2 + Vai trò của các sản phẩm đó trong sản xuất và đời sống. - GV cho HS xem video (clip) đã chuẩn bị từ trước rồi tiếp tục yêu cầu HS nêu vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất và đời sống. https://www.youtube.com/watch?v=nUjNYKWEB24 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận: · Hình 1.2a SGK: Máy gia công cắt gọt ; · Hình 1.2b SGK: máy khai thác mỏ; · Hình I c SGK: máy gặt liên hợp; · Hình 1.2d SGK: máy chế biến thực phẩm; · Hình 1.2e SGK: máy phát điện; · Hình 1.2g SGK máy dệt. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV giới thiệu cho HS về nghề kĩ sư chế tạo máy thông qua hộp chúc năng Kết nối nghề nghiệp (trang 8 SGK) giúp HS có thể định hướng và lựa chọn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cũng như thấy được xu thế và triển vọng của những nghề này. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo - Ngành cơ khí chế tạo (cơ khí) là ngành kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của Toán học, nguyên lí của Vật lí, các kết quả của khoa học, kĩ thuật vật liệu và của các khoa học khác để nghiên cứu và thực hiện quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người. - Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất gồm: + Chế tạo ra các công cụ máy giúp cho lao động trở nên nhẹ nhàng, nâng cao năng suất lao động, thay thế cho lao động thủ công. + Chế tạo ra các đồ dùng, dụng cụ giúp cuộc sống của con người trở nên tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống. + Chế tạo ra các thiết bị, máy và công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.
|
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ khí chế tạo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và cho biết các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo được ứng dụng trong những ngành công nghiệp nào? - GV cho HS làm việc theo cặp: Sử dụng internet hoặc qua sách, báo.... em hãy kể tên một số sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo được sử dụng trong nông nghiệp. giao thông vận tải, y tế....: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc: · Hình 1.3a, b SGK: Hình 1.3a là một cổng sắt; Hình 1.3b SGK là hình tháp Eiffel ở thủ đô Paris (thuộc nước Pháp) là các sản phẩm thuộc ngành xây dựng, kiến trúc. · Hình 1.3c SGK: Bồn bể chứa gas; Hình 1.3d SGK: tàu sân bay thuộc ngành tàu thuỷ; Hình 1.3e SGK: máy bay thuộc ngành kĩ thuật hàng không; Hình 1.3g SGK: các chi tiết máy dùng trong cơ khí · Đáp án: máy bừa, máy xay (ngành nông nghiệp); máy xúc, máy trải nhựa đường (ngành giao thông vận tải); máy X quang, máy đo nhịp tim,... - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. - GV bổ sung thông tin:
| 2: Đặc điểm của cơ khí chế tạo - Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác. - Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn... - Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm.... - Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất (Hình 1.30) - Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất (Hình 1.3g). Các sản phẩm này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu kĩ thuật như độ chính xác kích thước, độ bóng bề mặt..... |
-----------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác