Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều mới chuyên đề 3 Doanh nhân trong lịch sử Việt Nam ( P2)

Giải chuyên đề 3 Doanh nhân trong lịch sử Việt Nam ( P2) sách chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

II. Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời kì trung đại

1. Đinh Bộ Lĩnh ( 924- 979)

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và sự quan sát Hình 3:

- Trình bày thân thể, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.

- Đánh giá vai trò của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc.

Trả lời:

Vua Đinh Tiên Hoàng thuở nhỏ có tên là Đinh Bộ Lĩnh, sinh ngày rằm tháng Hai năm Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng ( nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thân phụ là Đinh Công Trứ làm quan Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An). Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ là Đàm Thị về quê, nương thân với chú ruột là Đinh Dự ở chăn trâu. Ông thường cùng nhóm trẻ chăn trâu bẻ hoa lau làm cờ, lập trận giả đánh nhau, tỏ rõ có tài chỉ huy. Bọn trẻ thường khoanh tay làm kiệu để rước ông như nghi vệ thiên tử.
Đến tuổi trưởng thành vốn là người có chí khí khác thường, thấy đất nước đang lâm vào cơn hỗn loạn, Đinh Bộ Lĩnh chiêu tập trước hết là các bạn thuở cờ lau tập trận, sau đến các nghĩa sĩ quanh vùng. Bấy giờ trong nước loạn lạc, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Nhờ thông minh mưu lược có khí phách, Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa, mong lập nghiệp lớn, dân quanh vùng theo về rất đông.
Biết lực lượng của mình còn mỏng, Đinh Bộ Lĩnh sang xin theo sứ quân Trần Lãm (tức Trần Minh Công) ở Bố Hải Khẩu nay thuộc tỉnh Thái Bình.Thấy Đinh Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, có tài thao lược, lại là con trai của Đinh Công Trứ, người bạn đồng liêu, Trần Lãm mến tài gả con gái cho. Khi tuổi cao sức yếu Trần Lãm giao toàn bộ binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục xây dựng lực lượng, thu phục nhân tài, phất cờ hiệu triệu dân chúng, đánh dẹp các sứ quân, đánh đâu thắng đó, uy danh lừng lẫy.
Ba quân tướng sĩ tôn vinh ông là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong vòng một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên 12 sứ quân, bốn phương ca khúc khải hoàn, non sông thu về một mối, chấm dứt thời kì loạn lạc.
Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (Nước Việt to lớn), đóng đô ở Hoa Lư (nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Nhà vua cho đúc tiền đồng “Thái Bình Hưng Bảo”, đây là đồng tiền xưa nhất của nước ta. Ông còn xây dựng kỉ cương, đặt các luật lệ để yên dân.
Vào đêm trung thu rằm tháng Tám năm Kỷ Mão (979) Đại Thắng Minh Hoàng Đế băng hà,được triều thần tôn là Tiên Hoàng Đế. Đinh Tiên Hoàng tuy ở ngôi ngắn ngủi (12 năm) nhưng ông là người thông minh, mưu lược, sáng tạo, có công lao to lớn là dẹp yên loạn lạc, xóa bỏ tình trạng cát cứ làm suy yếu đất nước, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền đầu tiên, có đủ triều nghi phẩm phục, có quân đội hùng mạnh, pháp chế nghiêm minh. Trên cơ sở nước Đại Cồ Việt thống nhất và vững mạnh ấy, năm 989 Lê Hoàn có điểm tựa để đánh bại quân xâm lược nhà Tống, bảo vệ độc lập, chủ quyền cho non sông đất nước.

==> giúp cho đất nước phát triển, xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh.

2. Lê Thánh Tông ( 1442-1497)

Câu hỏi: Trình bày thân thế, sự nghiệp của Lê Thánh Tông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát Hình 4 và rút ra nhận xét về đóng góp của ông đối với dân tộc.

2

Trả lời:

Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460. Trong 38 năm trị vì ông đã tưng bước đưa Lê sơ phát triển tới đỉnh cao, ông tiến hành cải cách, khai hoang đất đai. Dưới thời ông Quốc Tử Giám được mở rộng.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 cd, giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 Doanh nhân trong lịch sử Việt Nam

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net