Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 2 Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX (P1)

Giải chuyên đề 2 Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX (P1) sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Hình bên là ảnh chụp bản sao tác phẩm điêu khắc nổi tiếng Không bạo lực với khẩu súng khổng lồ có nòng bị thắt nút do nghệ sĩ Thụy Điển C. Ph. Ri- tê- uốt sáng tác, tặng cho Liên hợp quốc và được đặt bên ngoài trụ sở của tổ chức này ở Niu Oóc (Mỹ). Cựu Tổng Thư kí Liên hợp quốc Ko-phi An-nan khẳng định: "Tác phẩm điêu khắc Không bạo lực không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần; nó đã làm phong phú thêm ý thức của nhân loại với một hàm ý biểu tượng mạnh mẽ trong những đường nét đơn giản lời cầu nguyện vĩ đạt nhất của con người: hòa bình cho mọi người" Vì sao hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người? Hãy chia sẻ những điều em biết về chiến tranh, về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX. 

1

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

a. Nguyên nhân

Câu hỏi: Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

- Nguyên nhân sâu xa:

     + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

     + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

- Nguyên nhân trực tiếp:

     + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

- Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi). Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi.

- Ngày 01/08/1914 Đức tuyên chiến với Nga

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới

- Ngày 28/07/1914 áo - Hung tuyên chiến với Xecbi

- Ngày 03/08/1914 Đức tuyên chiến với Pháp

- Ngày 04/08/1914 Anh tuyên chiến với Đức

b. Hậu quả và tác động

Câu hỏi 1. Khai thác Bảng 1, phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

2

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu hỏi 2. Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới. 

Trả lời:

Chiến tranh gây ra sự thay đổi to lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga, Đức, Áo Hung, Ottoman với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ. Trong đó hai cường quốc Áo Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức và Nga thì bị cắt xén lãnh thổ. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và sừ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này

Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức thì nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tê và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên cầm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình cảnh khốn cùng. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của Nhà nước Xô viết với lập trường ủng hộ Chủ nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa tư bản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô vùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của Liên Xô.

2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) 

a. Nguyên nhân 

Câu hỏi 1. Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi 2. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

Trả lời:

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

b. Hậu quả và tác động 

Câu hỏi 1. Khai thác Bảng 1 (tr.22) và Bảng 2 (tr.24), em có nhận xét gì về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới? 

3

4

Trả lời:

Chiến tranh thế giới I (1914) xảy ra là một cuộc chiến tranh vô nghĩa giữa các nước đế quốc. Việc các nước đế quốc tham gia cuộc chiếc tranh này nhằm trục lợi riêng cho mình. Đầu tiên các nước đều tham gia chiến tranh nhằm tranh giành thế lực, chiếm thêm thuộc địa (trong đó một số nước ít thuộc địa lại muốn chiếm thuộc địa của các nước nhiều thuộc địa). Việc Anh tuyên chiến với Đức mang ý nghĩa chính trong cuộc chiến tranh này. Chiến tranh xảy ra ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhân dân các nước. Thiệt hại về mọi mặt: người chết tới 10 triệu, còn 20 triệu người bị thương; cơ sở vật chất thì yếu kiếm ;.... Cũng nhân cơ hội đó Mỹ lại trở thành nước cho vay nợ bằng việc sản xuất và bán vũ khí cho các nước Tây Âu

Chiến tranh thế giới II là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 tr người die, 90 tr ng bị thương, tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với thế chiến I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại). Cuộc chiến này kết thúc dẫn đến nh biến đổi căn bản trong tình hình thế giới. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới hiện đại.

Câu hỏi 2. Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quá thảm khốc của chiến tranh.
- Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

3. Cuộc đấu tranh vì hòa bình trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

a. Chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô 

Câu hỏi 1. Nêu ý nghĩa của Sắc lệnh hòa bình năm 1917 của Lê-nin.  

Trả lời:

Như một cương lĩnh chống chiến tranh, thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Nga nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. 

Câu hỏi 2. Phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao của Liên Xô.

Trả lời:

Ngay từ buổi đầu thành lập, Liên Xô đã xác lập những nguyễn tác cơ bản trong chính sách đối ngoại là hoà bình, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có chế đó chính trị - xã hội khác nhau.

Liên Xô tham gia kí kết Hiệp uớc chung về từ bộ chiến tranh ở Da-ri (8 - 1928) và là một trong những quốc gia đấu tiên phê chuẩn hiệp ốc này.

Trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít lên cắm quyền ở một số nước, Chính phủ Liên Xô tích cực đẩu tranh cho việc giải trừ quản bị hoàn toàn và có đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình cũng như nến an ninh tập thể của châu Âu,

Liên Xô hỗ trợ và tham gia lực lượng tỉnh nguyên quốc tế úng hộ nước Công hoà Tây Bạn Nha chống lại phát xít Phran-cỏ trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939).

b. Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 

Câu hỏi: Vì sao việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết? 

Trả lời:

Sự ra đời của Hội Quốc liên cùng với việc tổ chức các hội nghị quốc tế quan trọng đã cho thấy những nỗ lực của các nước trong việc xây đựng một hệ thống an ninh tập thế ở châu Âu, góp phần gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

c. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh 

Câu hỏi: Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới được thể hiện như thế nào qua phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX? Cho biết ý nghĩa của phong trào đó.

Trả lời:

Phong trào thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa, phụ thuộc nhằm tập hợp các táng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Ở Đông Nam Á, Mặt trận Nhân dân -đô-nê-xi-a đã lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, quyến tự quyết, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh ở nước này.

Mặt trận dân chủ Đông Dương thành lập và hoạt động tích cực trong những năm 1936 - 1939, tập bợp các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đời tự đo, dân chủ.

Ở khu vực Mỹ La-tinh, trong những năm 1935 - 1939, Mặt trận Khân dân được thành lập ở Mê -hị -cô, Chi- lê, Ác-ben ti na, Bra -xin,... đã tập hợp đóng đảo các lực lượng yêu nước trong cuộc đấu tranh chóng chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền dân chủ và hoà bình.

Ý nghĩa: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nhất là về Mặt trận thống nhất nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng.

d. Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu hỏi 1. Nêu ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

Thứ nhất, từ thảm họa của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, loài người nói chung, nhân dân yêu chuộng hòa bình nói riêng càng có trách nhiệm to lớn đối với việc gìn giữ nền hòa bình thế giới. Vì vậy, việc phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình là tiêu điểm của mọi vấn đề và hơn bao giờ hết, nó đã, đang và càng trở nên cấp bách đối với sự sống còn của các quốc gia, dân tộc; liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của cả loài người; luôn được các quốc gia, dân tộc quan tâm, lo lắng; cùng nhau chia sẻ trách nhiệm.

Thứ hai, thắng lợi của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ở một mức độ nhất định, đã rửa sạch lớp bùn nhơ vẩn đục của chủ nghĩa phát-xít gây ra, làm cho nền dân chủ, nhân quyền thế giới có được bước phát triển mới; đồng thời, làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa thoát ra được khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vốn đã lún sâu trong nửa phần đầu của thế kỷ XX.

Thứ ba, thắng lợi này đã phá vỡ tình trạng lấy châu Âu làm trung tâm trong mối quan hệ quốc tế đã được hình thành từ thời cận hiện đại. Sau khi địa vị trung tâm của châu Âu bị phá vỡ, sự thống trị của châu Âu biến mất, Liên Xô và Mỹ đã phát triển nhanh chóng, trở thành hai cường quốc trên thế giới, tạo thành tình thế hai cực đối lập nhau trong Chiến tranh lạnh.

Thứ tư, thắng lợi của Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã dẫn đến cách mạng xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc..., mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức; tạo ra những nhân tố mới, điều kiện mới cả bên trong và bên ngoài có lợi cho phong trào độc lập dân tộc, tiến tới thành công sau thế chiến thứ hai. Tại các vùng châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh đã bùng lên những cơn bão táp cách mạng, đấu tranh để giải phóng dân tộc. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị lung lay, từng bước sụp đổ. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao đã trở thành lực lượng quan trọng và là đối trọng trong việc chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bá quyền, bảo vệ hòa bình thế giới. Nhân dân các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đã xây dựng được chính quyền dân chủ nhân dân và bước lên con đường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã cùng Liên Xô hình thành một hệ thống mới-hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Thứ năm, với thắng lợi của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô không những đã cứu loài người thoát khỏi thảm họa bị diệt vong của chủ nghĩa phát-xít mà còn phát triển nhanh chóng, trở thành thành trì vững chắc của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Việc Liên Xô trở thành một cường quốc quân sự, chính trị duy nhất ở châu Âu và châu Á cũng như uy tín quốc tế của Liên Xô được nâng cao chưa từng có sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và việc hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ra đời sau cuộc chiến tranh này đều là thành quả của thắng lợi trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát-xít. Liên Xô đã thoát khỏi tình trạng bị chủ nghĩa tư bản bao vây; đồng thời, cùng các nước xã hội chủ nghĩa tạo thành một mặt trận xã hội chủ nghĩa chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình to lớn trên thế giới.

Câu hỏi 2. Phân tích ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Trả lời:

Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đó, Liên Xô đã phải đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất lúc bấy giờ, trước đó đã xâm chiếm hầu hết lãnh thổ Tây Âu một cách dễ dàng. Nhân dân Liên Xô đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa, chủ nghĩa anh hùng, tài trí thông minh và sự dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giành thắng lợi. Quân và dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại sự áp bức nô lệ, vì nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Chiến thắng của nhân dân Liên Xô chống phát-xít là một trong những sự kiện quốc tế trọng đại, mở ra cho nhân loại những triển vọng mới để xây dựng xã hội tiến bộ, tạo những điều kiện thuận lợi để nhân dân các nước trên thế giới có quyền lựa chọn cho mình con đường phát triển chính trị, xã hội. Điều đó được thể hiện qua việc khơi dậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân trên khắp các châu lục vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát-xít đã làm dấy lên phong trào dân chủ ở châu Âu, làm thay đổi cơ bản chế độ chính trị của hầu hết các nước Đông Âu và Đông Nam Á.

Chiến thắng phát-xít cũng đã làm tan rã hệ thống thuộc địa và cổ vũ hoạt động của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảng ta đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Cách mạng Tháng 8/1945 thành công. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á - ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội cho dân tộc Việt Nam.

Hàng năm, vào ngày 9/5, nước Nga đều tổ chức kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát-xít Ðức, kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Lễ kỷ niệm này không chỉ là sự ghi nhận, tưởng nhớ thiêng liêng tới các liệt sĩ trong cuộc chiến khốc liệt chống chủ nghĩa phát-xít xâm lược, mà còn là sự đoàn kết liên minh các quốc gia trong cuộc đấu tranh chống các nguy cơ toàn cầu, mà trước hết là chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cường quyền, bá quyền và chủ nghĩa phát-xít kiểu mới.

Năm 2015 đánh dấu tròn 70 năm sự kiện này, lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 đang được tưng bừng tổ chức khắp châu Âu và đặc biệt là tại Nga, nơi có sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt chuyên đề 2, giải chuyên đề 2 Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net