Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 2 Luyện tập và vận dụng

Giải chuyên đề 2 Luyện tập và vận dụng sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Câu hỏi 1. Lập bảng so sánh nguyên nhân, hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

 

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai

Nguyên nhân

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hậu quả

đã gây ra đó là những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Thắng lợi vĩ đại đã thuộc về các dân tộc trên thế giới khi các dân tộc này đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến của chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Đây là một con số vô cùng lớn. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.

Tác động

Pháp xâm lược Việt Nam

Mỹ xâm lược Việt Nam 

 

Câu hỏi 2. Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu để giải thích vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp diễn.

Trả lời:

Những sự kiện tiêu biểu của thời kì chiến tranh lạnh là:

  • Tháng 3/1947, Tổng thống Mĩ Truman phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Ngày 4/4/1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.
  • Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.
  • Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Vácsana.

=> Sự đối đầu Đông-Tây căng thẳng đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh cục bộ ác liệt. Hầu hết xuất phát từ sự đối đầu của Mĩ và Liên Xô

  • Năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận việc hạn chế vã khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM)
  • Ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).
  • Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng hai nước Mĩ, Canada đã kí kết Định ước Henxinki
  • Tháng 12/1989, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Sau Chiến tranh lạnh, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, các cuộc xung đột quân sự, nội chiến vẫn tiếp điển ở nhiều khu vực trên thể giới, tiêu biểu là ở bán đảo Ban-căng, khu vực Trung Đông, một số nước châu Phi...

Câu hỏi 3. Phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh có điểm gì mới so với trước Chiến tranh lạnh?

Trả lời:

Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong tình hình "một siêu cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU) Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.

Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.

Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử, nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.

Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực tôn giáo. Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - "Nó giống như cơn sóng không lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển tình hình thế giới. Trong đó, thế lực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc biệt phát triển và lan rộng nhanh chóng khiến mọi người chú ý". Đó là chưa kể tới một sự cuồng nhiệt của những tôn giáo khác cũng nổi lên sau chiến tranh lạnh như vụ xung đột chủng tộc giữa tín đồ Â'n Độ và Hồi giáo ở Punjab tháng 11-12/1992, sau đó lan rộng ra cả hai nước Â'n Độ và Pakixtan với hàng nghìn người bị thiệt mạng. Hoặc những hoạt động đầy tham vọng và có vai trò ngày càng lớn của Giáo hội Thiên chúa trong khoảng 15 năm qua với "điều mới mẻ hơn và sự gặp gỡ của Giáo hội với những phong trào xã hội có khuynh hướng chống đối chính trị" như ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Rumani...

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 2, giải chuyên đề 2 Luyện tập và vận dụng.

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net