Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 3 Một số danh nhân quân sự Việt Nam (P3)

Giải chuyên đề 3 Một số danh nhân quân sự Việt Nam (P3) sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. Trần Quốc Tuấn 

Câu hỏi 1: Khai thác các tư liệu 3,4 và thông tin trong mục, trình bày thân thế, sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn. Từ đó, nêu đánh giá của em về vai trò của ông đối với lịch sử dân tộc.

Trả lời: 

Trần Hưng Đạo là con trai An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột , và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông. Nguyên quán ông ở xã Tiến Đức, Hưng HàThái Bình).

Ông là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ “được những người tài giỏi đến giảng dạy” mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ” .

Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, đây là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

Câu hỏi 2. Em hãy kể tên các địa phương có xây dựng, đền thờ hoặc tổ chức lễ hội tôn vinh Trần Quốc Tuấn mà em biết. 

Trả lời: 

Lễ hội Đền A Sào thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Thôn A Sào - An Thái - Quỳnh Phụ- Thái Bình).

Lễ hội khai ấn Đền Trần, làng Thổ Khối.

2. Võ Nguyên Giáp 

Câu hỏi 1. Giới thiệu thân thế và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Trả lời: 

Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) là vị Đại tướng đầu tiên và là Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyễn Giáp sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông tích cực tham gia phong trào yêu nước chống Pháp từ khi còn là học sinh. 

Ông có công lao lớn trong tổ chức và phát triển lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và nền quốc phòng vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. 

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:

  • Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
  • Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
  • Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
  • Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
  • Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
  • Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
  • Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
  • Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Câu hỏi 2. Khai thác các tư liệu 5,6 và thông tin trong mục, nêu đánh giá của em về những đóng góp chính của Đại tương Võ Nguyên Giáp đối với lịch sử dân tộc.

Trả lời: 

Ông có công lao lớn trong tổ chức và phát triển lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và nền quốc phòng vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Về chiến thuật, ông Giáp là bậc thầy trong nghệ thuật chiến tranh du kích: về mặt này, ông là người chỉ huy vĩ đại nhất của mọi thời đại. 

Đại tướng đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới kết quả của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. 

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 Một số danh nhân quân sự Việt Nam (P3).

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net