Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 3 Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (P4)

Giải chuyên đề 3 Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (P4) sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. Nguyễn Trãi 

Câu hỏi 1. Hãy giới thiệu những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

 

Nguyễn Trải (1380 - 1442) là một nhà chính trị, quân sự, văn hóa lỗi lạc của dân tộc.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chỉ Nhạn (nay thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới triều Hồ.

Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp lớn trong thắng lợi của khởi nghĩa lam Sơn, xây dựng Vương triều Lê sơ, khôi phục đất nước và nền văn hoá của dân tộc.

Trong khới nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi trực tiếp tham mưu cho Lê Lợi nhiều kế sách đánh giặc, đặc biệt là kế “tâm công” (đánh vào lòng người) để tập hợp lực lượng và phân hoá kẻ thù. Lê Lợi cũng giao cho ông soạn thảo thư từ giao thiệp với quân Minh.

Là nhà văn hóa lớn của dân tộc với khối lượng sáng tác khổng lồ. 

Câu hỏi 2. Khai thác Tư liệu 7 và thông tin trong mục, giải thích vì sao Nguyễn Trãi được đánh giá là nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. 

Trả lời:

Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam thời bấy giờ, nhưng nổi bật hơn cả là tư tưởng anh hùng, yêu nước, thương dân.

Trong lĩnh vực Thơ - Văn, Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, rất phong phú về thể loại, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi... song đa phần đã bị thất lạc trong vụ án Lệ Chi Viên, những tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tầm và tập hợp trong bộ Ức Trai thi tập của Dương Bá Cung, khắc in vào năm1868 đời nhà Nguyễn.

Về văn chính luận gồmcó những tác phẩm tiêu biểu như:Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427; Bình ngô đại cáo; Bài phú Chí Linh sơn và các chiếu biểu khác. Những tác phẩm của ông được đánh giá là có cách lập luận sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương của một nghệ thuật viết chính luận bậc thầy.

Về lịch sử: Lam Sơn thục lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Vấn đề tác giả của trước tác này vẫn còn chưa rõ ràng, dù cho đến nay nhiều người khẳng định rằng Lam Sơn thực lục là tác phẩm do Nguyễn Trãi biên soạn nhưng điều đó vẫn chỉ mang tính phỏng đoán;Vĩnh lăng thần đạo bilà bài văn bia do ông viết ở Vĩnh Lăng - lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Về địa lý:Dư địa chí của Nguyễn Trãi là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam trong đó ghi chép lại những sản vật và con người nước ta thế kỷ XV

Về thơ phú: Ức trai thi tậplà tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng; Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam; Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422; Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán.

Với những công lao và đóng góp vô cùng to lớn của ông trong lịch sử nước nhà, Nguyễn Trãi đã được xem như nguồn tư liệu quí cho các cho các công trình nghiên cứu, các tác phẩm hội họa, văn học và nghệ thuật…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức kỷ niệm 514 năm, 520 năm, 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi và nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh, đã phát hành bộ tem về ông. Nguyễn Trãi - với tư cách là nhà văn hoá lớn, ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông là một trong 14 vị ảnh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam và năm 1980, Nguyễn Trãi đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Nguyễn Du 

Câu hỏi: Khai thác Tư liệu 8 và thông tin trong mục, trình bày những đóng góp chính của Nguyễn Du đối với nền văn học Việt Nam. Từ đó, em có nhận xét gì?

Trả lời:

Nguyễn Du là người có vị trí đặc biệt. Vốn xuất thân từ cung đình, nhưng dông tố thời cuộc đã thổi bật gốc quý tộc của ông, đẩy ông về phía những cùng dân nghèo khổ để ông thể nghiệm cuộc sống thiếu thốn, bệnh tật, anh em chia lìa, vợ con không đủ ăn, biến ông thành nhà văn của tất cả mọi người khổ nạn. Ông không chỉ am hiểu mọi cung bậc đời sống, mà còn hiểu biết thấm thía nhất ngôn ngữ của toàn dân. Địa vị ấy kết hợp với tài năng siêu quần khiến ông trở thành nhà văn vĩ đại.

Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du là sáng tác ra một Truyện Kiều, kết tinh mọi truyền thống giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn hóa dân tộc.

Nguyễn Du còn là một nhà thơ chữ Hán kiệt xuất của dân tộc. Với các tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, và đặc biệt là Bắc hành tạp lục, tập thơ làm vào lúc đi sứ Trung Hoa theo lệnh của vua Gia Long, là nơi mà Nguyễn Du thể hiện một cái nhìn vượt lên những cảm ngộ thông thường để biểu hiện một tầm vóc tư duy hiếm có của một đại gia thời trung đại. Nếu trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm ông chủ yếu thể hiện những niềm cảm xúc thế sự như thất vọng về cuộc đời, lí tưởng, về cuộc sống khó khăn, bệnh tật, anh em chia lìa, thì trong Bắc hành tạp lục ông có cái nhìn toàn cục đối với nho học, với kiểu chế độ mà ông phục vụ, về toàn bộ các giá trị văn hóa của chốn thần kinh mà ông ngưỡng mộ. Nếu trong hai tập trước làm trong 27 năm làm được 118 bài, trung bình mỗi năm chỉ làm hơn 4 bài, thì riêng trong 13 tháng đi sứ (từ tháng 2/1813 đến 2/1814) Nguyễn Du đã làm đến 132 bài, trung bình mỗi tháng hơn 10 bài, mỗi tuần hơn hai bài. Ông làm thơ như ghi nhật kí hành trình ghi lại những điều trông thấy và cảm xúc của một người lần đầu tiên hành hương đến Tổ quốc của những điều ông đã học với biết bao điều mới lạ và những điều tưởng quen mà rất lạ. Có thể nói ông bị hút hồn vào những cảnh sắc và di vật lần đầu nhìn thấy và tứ thơ dào dạt tuôn chảy.Trước hết ông nhìn thấy cảnh giàu nghèo đối nghịch phổ biến, dâu đâu cũng có bất công, oan khuất, người dân đói kém chẳng ai quan tâm (Thái Bình mại ca giả, Sở kiến hành), đồng thời ông thương xót những kẻ tài hoa bạc mệnh, như Dương Quý phi, Tiểu Thanh, hai bà phi của vua Thuấn, Trác Văn Quân. Ông trách bọn quan lại vô cảm đẩy nàng Quý Phi vào chỗ chết. Thứ hai ông nhìn thấy văn hóa nho gia đã suy đồi, chữ hiếu chữ trung chỉ là là những lời rỗng tuếch. Qua mộ ông họ Cù ở Quế Lâm, mộ tam liệt miếu, mộ vua Nghiêu, đều không ai quét tước, không hương khói, ông đã chất vấn: “Nghe nói Trung Hoa chuộng lễ nghĩa, mà sao hương khói ở đây lạnh lùng vậy?”. Một số bia mộ, dấu tích văn hóa trở thành hiện vật mỉa mai, giả dối. Nguyễn Du đã thể hiện một tư duy phản biện sâu sắc, mạnh mẽ, sắc bén. 

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 Một số danh nhân văn hóa quân sự Việt Nam (P4).

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net