A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Làm sao để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?
- Phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng việt
- Thực hiện đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau
- Cả hai đáp án trên đều sai
- Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 2: Các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học gồm?
- Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm lạ hóa đối tượng được nói đến
- Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện
- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề câp. Đồng thời bổ sung chức năng mới cho dấu câu khi trình bày văn bản trên giấy.
- Tất cả 3 phương án trên
Câu 3: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
- Sử dụng hình thức đảo ngữ
- Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
- Bổ sung chức năng mới cho dấu câu
Câu 4: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại gây ấn tượng mạnh cho người đọc?
- Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
- Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
- Sử dụng đảo ngữ
- Không đáp án nào đúng
Câu 5: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” có tác dụng gì?
- Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
- Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
-----------Còn tiếp --------
Đáp án trắc nghiệm
Xem đáp án