Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(Thời lượng: tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được các bài tập bổ trợ và kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
- Biết lựa chọn và tham gia các trò chơi có sử dụng kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
- Tự giác rèn luyện, đoàn kết và biết giúp đỡ bạn trong tập luyện.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tintrong SGK, quan sát tranh, ảnh.
+ Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
+ Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện.
- Năng lực riêng:
+ Thực hiện được kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
+ Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thânvà tổ, nhóm; biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu đá cầu; vận dụng được những kiến thức đã học để rèn luyện, nâng cao khả năng đá cầu và phát triển thể lực.
3. Phẩm chất
- Thể hiện sự yêu thích môn Đá cầu trong học tập và rèn luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tranh, ảnh, video kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân (nếu có).
- Sân đá cầu, sân tập bằng phẳng.
- Quả cầu (mỗi HS một quả cầu).
- Còi, đồng hồ bấm giây để phục vụ các hoạt động tập luyện và trò chơi.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe và thực hiện động tác khởi động.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS khởi động:
- Khởi động chung:
+ Chạy chậm.
+ Khởi động các khớp.
+ Bài tập căng cơ.
- Khởi động chuyên môn:
+ Đá lăng chân: đá lăng chân ra trước liên tục từ 5 – 10 lần, sau đó đổi chân.
+ Tâng cầu: tâng cầu bằng mu bàn chân liên tục từ 1 – 2 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét phần khởi động của HS.
- GV dẫn dắt vào bài học:
- GV đặt vấn đề: Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học– Bài 2: Kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
a. Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi
b. Nội dung: GV phân tích, thị phạm và HS thực hiện kĩ thuật
c. Sản phẩm học tập:Kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS xem tranh, ảnh kĩ thuật phát cầu cao chính diện bằng mu bàn chân: - GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân. + Thị phạm và phân tích TTCB. + Thị phạm và phân tích động tác chân, cách cầm cầu + Thị phạm và phân tích cách tung cầu, điểm tiếp xúc của mu bàn chân với cầu. - GV nêu một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật động tác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức tập luyện: + GV cho HS tập các bài tập bổ trợ phát cầu. + GV cho HS tập mô phỏng kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân. + GV cho HS tập phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân thuận. + GV cho HS tập phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân không thuận. + GV cho HS tập phán đoán đường cầu tới để di chuyển và lựa chọn chân đỡ cầu phù hợp. + GV cho HS tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi vận động có sử dụng kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc và hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
5p
3p 5 p
5 p
|
2 N
1 N 2 N
2 N
| Kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân - TTCB: Đứng chân trước chân sau, cách nhau khoảng 30 – 35 cm, chân thuận (chân phát cầu) đặt phía sau. Tay bên chân thuận cầm đầu, để cầu ngang thắt lưng, cách người từ 30 – 35 cm. Mắt nhìn theo hướng phát cầu (H.1a). - Thực hiện: Tung cầu cao ngang ngực, cách cơ thể từ 40 – 45 cm (H.1b). Chân trước làm trụ, chân sau lăng về trước, đồng thời nâng đùi lên cao, mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 50 – 60 cm rồi đột ngột dừng lại, thân người hơi đổ về trước (H.1c). - Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, chân phát cầu bước về trước một bước và chuẩn bị động tác tiếp theo. |
---------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác