Bài tập 22.1: Đồ uống có cồn là loại đồ uống có chứa chất nào sau đây?
A. Methanol. B. Ethanol.
C. Methanol và ethanol. D. Glycerol.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Đồ uống có cồn là loại đồ uống có chứa ethanol.
Bài tập 22.2: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Chloroethane. B. Methanol. C. Ethanol. D. Phenol.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Trong các chất trên phenol có nhiệt độ sôi cao nhất (181,7°C).
Bài tập 22.3: Cồn 70° được sử dụng phổ biến trong y tế, dùng để sát trùng, diệt khuẩn,... Cách pha chế cồn 70° là
A. pha 70 mL nước với 30 mL ethanol.
B. pha 70 mL ethanol với 30 mL nước.
C. lấy 70 mL rồi thêm 100 mL nước.
D. lấy 70 mL ethanol rồi thêm nước để thu được 100 mL cồn.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Cách pha chế cồn 70° là lấy 70 mL ethanol rồi thêm nước để thu được 100 mL cồn.
Bài tập 22.4: Số đồng phân có công thức phân tử C4H9Br khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được alcohol bậc I là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Các công thức thỏa mãn là CH3CH2CH2CH2Br; (CH3)2CHCH2Br.
Bài tập 22.5: Cho hai phản ứng sau:
(1) C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
(2) C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5ONa + NaHCO3
Hai phản ứng trên chứng tỏ phenol
A. là một acid mạnh.
B. là một base mạnh.
C. có tính acid mạnh hơn nấc 1 của H2CO3.
D. có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Hai phản ứng trên chứng tỏ phenol có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3.
Bài tập 22.6: Trong phương pháp nấu rượu gạo truyền thống, gạo được nấu chín, để nguội, rắc men rồi trộn đều, ủ kín 3 - 5 ngày. Khi ngửi thấy mùi thơm, thêm nước và ủ kín 1 - 2 tuần, thu được hỗn hợp chủ yếu gồm: ethanol, nước và bã rượu. Để tách rượu (hỗn hợp ethanol và nước) ra khỏi hỗn hợp trên, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Chưng cất. D. Lọc.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án C.
Phương pháp chưng cất phù hợp để tách 2 chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
Do đó, người ta chọn phương pháp này để tách rượu và nước ra khỏi hỗn hợp.
Bài tập 22.7: Có ba ống nghiệm (1), (2), (3) chứa riêng biệt ba hoá chất sau: ethanol, glycerol, phenol (không theo thứ tự). Một học sinh tiến hành thí nghiệm để nhận biết các chất trên, thu được kết quả như ở bảng sau đây:
| (1) | (2) | (3) |
H2O | Tan tốt | Ít tan | Tan tốt |
Dung dịch nước bromine | Không có hiện tượng gì xảy ra | Kết tủa trắng | Không có hiện tượng gì xảy ra |
Cu(OH)2 | Tạo phức xanh lam đậm | Không tạo phức | Không tạo phức |
Thứ tự hoá chất trong các ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt là
A. ethanol, glycerol, phenol. B. glycerol, ethanol, phenol.
C. glycerol, phenol, ethanol. D. phenol, glycerol, ethanol.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án C.
Glycerol tạo phức xanh đậm với Cu(OH)2, không phản ứng với dung dịch bromine.
Phenol ít tan trong nước, tạo kết tủa trắng với dung dịch bromine, không phản ứng với dung dịch Cu(OH)2.
Ethanol tan tốt trong nước, không phản ứng với dung dịch nước bromine và Cu(OH)2.
Bài tập 22.8: Phenol và ethanol đều phản ứng được với
A. Na. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch bromine loãng. D. dung dịch Na2CO3.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án A.
Phenol và ethanol đều phản ứng được với Na.
Phương trình phản ứng:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2.
Bài tập 22.9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Alcohol và phenol đều tham gia phản ứng với Na.
B. Cho phenol phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó nhỏ vài giọt HCl vào dung dịch thì lại thu được phenol.
C. Alcohol đa chức có nhóm -OH liền kề phản ứng được với Cu(OH)2 còn alcohol đơn chức thì không phản ứng.
D. Đun nóng alcohol với H2SO4 đặc chỉ thu được alkene.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
D Sai. Đun nóng alcohol với H2SO4 đặc có thể thu được ether hoặc alkene.
Bài tập 22.10: Cùng có 6 nguyên tử carbon nhưng inositol tan tốt trong nước còn cyclohexanol lại ít tan trong nước (3,6g/100 mL ở 20°C). Hãy giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
Do inositol có 6 nhóm –OH có thể tạo liên kết hydrogen với nước nên inositol hoà tan tốt trong nước, còn cyclohexanol chỉ có 1 nhóm -OH tạo liên kết hydrogen với nước và gốc –C6H11 là gốc kị nước nên hoà tan kém trong nước.
Bài tập 22.11: Phản ứng oxi hóa ethanol trước đây được dùng để kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông: hơi thở của tài xế được thổi vào ống thuỷ tinh chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 được tẩm trên các hạt silicagel (có màu đỏ cam). Nếu tài xế có sử dụng rượu bia, ống sẽ chuyển sang màu xanh lá cây của ion Cr3+, khoảng chuyển màu cho biết nồng độ cồn tương đối trong hơi thở. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra, biết rằng ethanol bị oxi hoá thành acetic acid.
Hướng dẫn trả lời:
Khi thổi hơi thở có cồn qua ống thuỷ tinh chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 được tẩm trên các hạt silicagel, xảy ra phản ứng oxi hoá ethanol:
3C2H5OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 → 3CH3COOH + 3Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 11H2O
(vàng cam) (xanh lá cây)
Bài tập 22.12: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C8H10O, chứa vòng benzene. X có phản ứng với Na nhưng không phản ứng với NaOH. Đun nóng X với H2SO4 đặc, thu được hợp chất Y làm mất màu nước bromine. Oxi hoá X, thu được ketone Z. Xác định cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hoá học.
Hướng dẫn trả lời:
X phản ứng với Na kim loại nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH
=> X thuộc loại alcohol thơm.
Oxi hoá X thu được ketone Z => X là alcohol bậc II.
Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được hợp chất Y làm mất màu nước bromine
=> Y là alkene.
Công thức cấu tạo của X, Y, Z là: