Giải sách bài tập Hóa học 11 Kết nối bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm)

Hướng dẫn giải bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm) SBT Hóa học 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 17.1: Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều

A. vòng benzene.                                                 B. liên kết đơn.

C. liên kết đôi.                                                     D. liên kết ba.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng bezene.

 

Bài tập 17.2: Công thức phân tử nào sau đây có thể là công thức của hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene?

A.C8H16.                    B. C8H14.                    C. C8H12.                    D.C8H10.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Dãy đồng đẳng của benzene có công thức tổng quát là CnH2n-6. Vậy công thức của hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene là C8H10.

 

Bài tập 17.3: Nhận định nào sau đây về cấu tạo của phân tử benzene không đúng?

A. Phân tử benzene có 6 nguyên tử carbon tạo thành hình lục giác đều.

B. Tất cả nguyên tử carbon và hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng.

C. Các góc liên kết đều bằng 109,5°.

D. Các độ dài liên kết carbon - carbon đều bằng nhau.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Các góc liên kết trong phân tử benzene đều bằng 120°.

 

Bài tập 17.4: Chất nào sau đây là chất rắn, màu trắng?

A. Benzene.                                            B. Toluene.

C. Styrene.                                             D. Naphthalene.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Naphthalene là chất rắn, màu trắng.

 

Bài tập 17.5: Cho các chất sau: (X) o-bromotoluene; (Y) m-bromotoluene; (Z) p-bromotoluene.

Sản phẩm chính của phản ứng giữa toluen với bromine ở nhiệt độ cao có mặt iron(III) bromine là

A. (X) và (Y).                    B. (Y) và (Z).                    C. (X) và (Z).                    D. (Y).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Khi benzene có nhóm thế alkyl (-CH3, -C2H5,…), các phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene xảy ra dễ dàng hơn so với benzene và ưu tiên thế vào vị trí số 2 hoặc số 4 (vị trí ortho hoặc para) so với nhóm alkyl.

 

Bài tập 17.6: Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 50 °C, tạo thành chất hữu cơ X.

Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

A. Tên của X là nitrobenzene.                        B. X là chất lỏng, sánh như dầu.

C. X có màu vàng.                                          D. X tan tốt trong nước.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

C6H6 + HONO2 $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ C6H5NO2 + H2O

C6H5NO2 có tên là nitrobenzene; là chất lỏng màu vàng, sánh như dầu; không tan trong nước.

 

Bài tập 17.7: Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene?

A. Khó hơn phản ứng cộng chlorine vào ethylene.

B. Xảy ra với điều kiện ánh sáng tử ngoại và đun nóng.

C. Sản phẩm thu được là 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane.

D. Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1:1.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Phương trình phản ứng:

 17: Arene (Hydrocarbon thơm)

Tỉ lệ mol các chất phản ứng là 1:3.

 

Bài tập 17.8: Nhận xét nào sau đây về tính chất hoá học của benzene là không đúng?

A. Benzene khó tham gia phản ứng cộng hơn ethylene.

B. Benzene dễ tham gia phản ứng thế hơn so với phản ứng cộng.

C. Benzene không bị oxi hoá bởi tác nhân oxi hoá thông thường.

D. Benzene làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Benzene không phản ứng với nước bromine ở điều kiện thường, vì vậy nó không làm mất màu nước bromine.

 

Bài tập 17.9: Phân tử chất nào sau đây có thể cộng thêm 5 phân tử H2 (xúc tác Ni, đun nóng)?

A. Benzene.               B. Toluene.               C. Styrene.               D. Naphthalene.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Naphthalen có công thức 17: Arene (Hydrocarbon thơm), gồm có 5 liên kết đôi trong phân tử, nên khi gặp xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp có thể cộng thêm 5 phân tử H2.

 

Bài tập 17.10: Chất nào sau đây có thể làm nhạt màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở điều kiện thường?

A. Benzene.                  B. Toluene.                  C. Styrene.                  D. Naphthalene.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Phản ứng của styrene với dung dịch nước bromine:

C6H5CH=CH2 + Br2 $\overset{CCl_{4}}{\rightarrow}$ C6H5CHBr-CH2Br

 

Bài tập 17.11: Chất nào sau đây khi tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng tạo một sản phẩm mononitro hoá duy nhất?

A. Benzene.                B. Toluene.                C. o-xylene.                D. Naphthalene.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Benzene tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng tạo một sản phẩm mononitro hoá duy nhất là nitrobenzene.

C6H6 + HONO2 $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ C6H5NO2 + H2O

 

Bài tập 17.12: Phản ứng giữa toluene và chlorine khi được chiếu sáng tạo sản phẩm là

A. p-chlorotoluene.                                               B. m-chlorotoluene.

C. benzyl chloride.                                                D. 2,4-dichlorotoluene.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Phản ứng giữa toluene và chlorine khi được chiếu sáng tạo sản phẩm là benzyl chloride.

Phương trình phản ứng:

C6H5CH3 + Cl2 $\overset{as}{\rightarrow}$ C6H5CH2Cl + HCl.

 

Bài tập 17.13: Đun nóng toluene với dung dịch KMnO4 nóng, thì tỉ lệ mol C6H5COOK sinh ra so với KMnO4 phản ứng bằng

A. 1 : 2.                  B. 2 : 1.                     C. 2 : 3.                    D. 3 : 2.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Phương trình phản ứng:

17: Arene (Hydrocarbon thơm)

 

Như vậy tỉ lệ mol C6H5COOK sinh ra so với KMnO4 phản ứng bằng 1 : 2.

 

Bài tập 17.14: Đun nóng hydrocarbon thơm X có công thức phân tử C8H10 với dung dịch KMnO4 nóng thu được dung dịch có chứa C6H5COOK và K2CO3. Chất X là

A. o-xylene.                 B. p-xylene.                 C. ethyl benzene.                D. styrene.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Phương trình phản ứng:

C6H5CH2CH3 + 4KMnO4 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ C6H5COOK + K2CO3

=> Chất X là ethylbenzene (C6H5CH2CH3).

 

Bài tập 17.15: Viết đồng phân và gọi tên các arene có cùng công thức phân tử C8H10.

Hướng dẫn trả lời:

Các đồng phân và tên gọi của chúng:

17: Arene (Hydrocarbon thơm)

 

Bài tập 17.16: Cho 40 mL dung dịch H2SO4 đặc, lạnh vào bình cầu đang được giữ lạnh, thêm 35 mL dung dịch HNO3 đặc. Sau đó, thêm từ từ 30 mL benzene và khuấy đều (giữ nhiệt độ trong khoảng 55-60 oC ). Sau khoảng một giờ thu được lớp chất lỏng X màu vàng, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Xác định chất X viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn trả lời:

Chất X là nitrobenzene.

PTHH:

C6H6 + HONO2 $\overset{xt}{\rightarrow}$ C6H5NO2 + H2O

 

Bài tập 17.17: Biết nhóm thế -Br trên vòng benzene định hướng thế ưu tiên các vị trí ortho và para, còn nhóm thế -NO2 trên vòng benzene định hướng thế vào vị trí meta. Hãy xác định cấu tạo và tên gọi của các chất còn thiếu trong mỗi sơ đồ chuyển hoá sau đây (mỗi phản ứng chỉ xảy ra một lần thế và các chất còn thiếu là sản phẩm chính của phản ứng).

 

17: Arene (Hydrocarbon thơm)

Hướng dẫn trả lời:

17: Arene (Hydrocarbon thơm)

 

Bài tập 17.18: Dự đoán sản phẩm chính của mỗi phản ứng trong sơ đồ sau và gọi tên các sản phẩm đó.

17: Arene (Hydrocarbon thơm)

Hướng dẫn trả lời:

Các sản phẩm chính và tên gọi:

17: Arene (Hydrocarbon thơm)

 

Bài tập 17.19: Viết các phương trình phản ứng minh hoạ các quá trình điều chế:

a) Polystyrene từ hexane.

b) 2,4,6-trinitrotoluene từ heptane.

Hướng dẫn trả lời:

a) C6H14 $\overset{reforming}{\rightarrow}$ C6H6 + 4H2

C6H6 + CH2=CH2 $\overset{H^{+}}{\rightarrow}$ C6H5CH2CH3

C6H5CH2CH3 $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ C6H5CH=CH2 + H2

C6H5CH=CH2 $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ -(CH(C6H5)-CH2)n-

b) C7H16 $\overset{reforming}{\rightarrow}$ C6H5CH3 + 4H2

C6H5CH3 + 3HONO2 → 2,4,6-(O2N)C6H2CH3 + 3H2O

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Hóa học 11 kết nối, Giải SBT Hóa học 11 KNTT, Giải sách bài tập Hóa học 11 kết nối tri thức bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm)

Xem thêm các môn học

Giải SBT Hóa học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net