Câu 1: Phương án nào sau đây không phù hợp khi nhận xét về ý nghĩa của sự gắn kết giữa các chương I, II và XXVII trong văn bản?
A. Tạo sự gắn kết chặt chẽ trong cốt truyện
B. Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật hoàng tử bé
C. Góp phần thể hiện ý nghĩa của văn bản
D. Thể hiện rõ những cảm xúc của “tôi” khi gặp hoàng tử bé
Hướng dẫn trả lời:
D. Thể hiện rõ những cảm xúc của “tôi” khi gặp hoàng tử bé
Câu 2: Phương án nào sau đây không phù hợp khi nhận xét về vai trò của nhân vật hoàng tử bé?
A. Đây là một người tri kỉ đáng quý mà nhân vật “tôi” bất ngờ có được
B. Khơi gợi cho nhân vật “tôi” phần hồn nhiên, tươi tắn, vô tư ngỡ đã bị vùi lấp theo thời gian
C. Nhắc nhở nhân vật “tôi” và cả người đọc về ý nghĩa to lớn của trí tưởng tượng trong thế giới tuổi thơ
D. Phê phán những người lớn đã thiếu tôn trọng ước mơ của trẻ em
Hướng dẫn trả lời:
D. Phê phán những người lớn đã thiếu tôn trọng ước mơ của trẻ em
Câu 3: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?
Hướng dẫn trả lời:
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:
+ Buồn: “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”. + Ngổn ngang ; nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm khi bạn không thể buộc vào con cừu nên con cừu có thể ăn mất bông hoa; tuy vậy, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé.
+ Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cùng và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.
Theo em, nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé là vì cậu là người duy nhất hiểu anh, được anh coi như một người bạn - một người bạn tâm dao.
Câu 4: (Câu hỏi 5, SGK) Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ, Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản Trong mắt trẻ sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện.
Em ấn tượng với bức tranh cuối cùng nhất bởi nó đã đã lột tả được sự cô đơn của tác giả khi phải sống cô độc giữa sa mạc.
Câu 5: (Câu hỏi 6, SGK) Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?
Hướng dẫn trả lời:
Thông điệp em rút ra sau khi đọc đoạn trích: Mỗi người đều có cái nhìn riêng về sự vật, và chẳng có ai giống ai cả.
Câu 6: (Câu hỏi 7, SGK) Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng)
Hướng dẫn trả lời:
Em hoàn toàn đồng ý với nhận xét: "Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích". Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.
Câu 7: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn CD tập 2 trang 4-9
a. Tóm tắt truyện ngắn trên trong khoảng 8 – 10 dòng.
b. Theo em, nhân vật Liên là một cô bé như thế nào?
c. Sự tương đồng về ý nghĩa của truyện ngắn này và đoạn trích Trong mắt trẻ đã học là gì?
d. Em ấn tượng nhất với nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện ngắn này? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
a. Liên muốn có được búp bê như chị Thoa nhà hàng xóm nên đã để dành tiền mua. Để dành đủ tiền, Liên được bà đổi cho tiền chẵn, được cậu dắt đi chơi phố búp bê. Đang mải mê ngắm đường phố và cảnh rước đèn, Liên phát hiện và nắm được tay người đã lấy tiền em để trong túi. Nhìn bộ dạng đáng thương của người trộm tiền, Liên đã buông tay để người ấy thoát được. Liên bị cậu và mợ mắng vì việc phát hiện mà không lên tiếng, để kẻ lấy tiền chạy mất. Khi bà hỏi, Liên mới nói rằng em làm vậy vì thương họ có thể “hôm nay đã phải nhịn đói”.
b. Liên là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ; biết chú ý quan sát và biết suy nghĩ, đánh giá sự việc và con người; đặc biệt, có một tấm lòng nhân ái, vị tha.
c. Sự tương đồng về ý nghĩa của truyện ngắn Bụng trẻ con và đoạn trích Trong mắt trẻ đã học:
- Trẻ con có những cảm xúc, suy nghĩ, hành động rất khác biệt mà người lớn chưa thể hiểu hết. Dẫu vậy, người lớn vẫn cần phải tôn trọng các em.
- Cần đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác để chia sẻ, thấu hiểu và thông cảm cho những hành động, việc làm, lựa chọn của họ.
d.
- Nét đặc sắc nghệ thuật ấn tượng: xây dựng cốt truyện.
- Nguyên nhân: cốt truyện khá kịch tính (cô bé Liên đã có nhiều suy nghĩ khi phát hiện kẻ móc túi), diễn biến bất ngờ (Liên đã thả cho người móc túi chạy, không tri hô) và nhiều ý nghĩa (Liên chấp nhận bị mắng vì thương cho hoàn cảnh của người móc túi).