Soạn SBT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Hướng dẫn giải Bài 9 Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, sách bài tập Ngữ văn 8 Cánh diều tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Nhận xét nào sau đây chính xác nhất về nhan đề văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya”?

A. Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa ẩn dụ

B. Ý cô đọng thể hiện sự lập luận chặt chẽ

C. Khái quát được nội dung bàn luận

D. Bộc lộ rõ quan điểm, thái độ của người viết

Hướng dẫn trả lời:

A. Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa ẩn dụ

Câu 2: Những phương án sau nêu đặc điểm bố cục văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya” là đúng hay sai?

 

Đúng 

Sai 

A. Phần (1) giới thiệu vấn đề nghị luận (nêu xuất xứ và ấn tượng chung về bài thơ).

 

 

B. Phần (1), (2) giới thiệu vấn đề nghị luận (nếu xuất xứ bài thơ và dẫn dắt vào tác phẩm).

  

C. Phần (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề

  

D. Phần (2), (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề.

  

Hướng dẫn trả lời:

 

Đúng 

Sai 

A. Phần (1) giới thiệu vấn đề nghị luận (nêu xuất xứ và ấn tượng chung về bài thơ).

 

B. Phần (1), (2) giới thiệu vấn đề nghị luận (nếu xuất xứ bài thơ và dẫn dắt vào tác phẩm).

 

C. Phần (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề

 

D. Phần (2), (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề.

 

Câu 3: (Câu hỏi 3, SGK) Đọc kĩ các phần của văn bản và thực hiện những yêu cầu sau 

a) Xác định nội dung chính của mỗi phần. Tính lô gích giữa các phần được thể hiện như thế nào?

b) Chỉ ra một ví dụ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung chính của một phần với lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong đó.

c) Nêu một điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản.

Hướng dẫn trả lời:

a. Nội dung chính của mỗi phần:

  • Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

  • Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

  • Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

  • Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

  • Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

Tính lô gích giữa các phần được thể hiện ở:

  • Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận. Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.

  • Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.

b. Ví dụ: Phần 2 

- Nội dung chính (luận điểm): vẻ đẹp của tiếng suối trong câu thơ thứ nhất. - Bằng chứng sử dụng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

- Bằng chứng được phân tích: “Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng; tiếng suối và tiếng hát. Tưởng chừng cái im lặng của cảnh khuya bị phá vỡ. Hoá ra lại không?”.

- Lí lẽ được đưa ra: “Cũng như tiếng gõ cửa ban đêm trong thơ Giả Đảo, tiếng ngỗng đêm thu trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng suối trong đêm càng tăng thêm cái tĩnh mịch, sâu lắng của cảnh khuya.”.

c. Đối với dạng văn bản nghị luận, quan điểm của người viết thường là khẳng định một vấn đề nào đó thông qua thái độ khen, chê rõ ràng. Trong văn bản này, có thể thấy quan điểm của tác giả đã được thể hiện xuyên suốt, thống nhất: Đó là sự khâm phục, ngưỡng mộ của tác giả Lê Trí Viễn dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc khẳng định giá trị nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya.

Câu 4: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy dẫn ra một đoạn văn cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

“Câu thơ cắt ngang ở giữa [...] hoàn toàn thoải mái.”: Yếu tố nghệ thuật được phân tích là cách ngắt nhịp, hình ảnh nhằm thể hiện tư thế chủ động, ung dung của nhà thơ - chiến sĩ.

Câu 5: (Câu hỏi 5, SGK) Một trong những cách bình luận thơ là so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề. Em hãy nêu nhận xét về tác dụng của cách bình luận đó trong phần (2) văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”.

Hướng dẫn trả lời:

Tác giả so sánh, đối chiếu cách thể hiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà thơ khác để nói về nghệ thuật lấy động tả tĩnh (Giả Đảo, Nguyễn Khuyến); hay nói về nghệ thuật so sánh tiếng suối trong đêm (Bạch Cư Dị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Thế Lữ). Tác dụng: mở rộng, xoáy sâu vào những điểm giống (nghệ thuật lấy động tả tĩnh) và khác biệt (tâm trạng của nhân vật trữ tình), giúp người đọc cảm nhận được sức khơi gợi của các hình ảnh mà tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya.

Câu 6: Câu cuối văn bản viết: “Ở bài thơ này cũng như ở bao bài thơ khác của Người đã in đậm phong cách thơ Hồ Chí Minh.”. Em hiểu “phong cách thơ Hồ Chí Minh” được nói đến ở đây là gì? Hãy chọn một bài thơ khác và lí giải để làm rõ nhận xét trên của tác giả Lê Trí Viễn.

Hướng dẫn trả lời:

Nét nổi bật trong phong cách thơ Hồ Chí Minh là: sự hòa quyện giữa chất nghệ sĩ và chiến sĩ, truyền thống và hiện đại, lãng mạn và hiện thực, bình thường và siêu việt, giản dị và vĩ đại,... Từ đó, nêu lên được một bài thơ minh hoạ cho phong cách đó của Bác và lí giải sự hài hoà giữa hai con người chiến sĩ và nghệ sĩ với những nét nghệ thuật đặc trưng tiêu biểu như đã chỉ ra ở trên. Chẳng hạn, bài thơ Ngắm trăng:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; 

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Bài thơ khắc hoạ sắc nét phong thái nho nhã, lịch lãm của người nghệ sĩ ngay giữa chốn lao tù; đồng thời, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng qua từ thể lạc quan, ung dung, tự tại trước mọi hoàn cảnh.

Câu 7: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ: 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao: ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững bền, từng trải.

Một cảnh nhỏ, ở tầng thấp, vẽ bằng nét bút mảnh mai, tỉ mỉ hơn: bóng cây lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng hơn. “Bóng lồng hoa” – chỉ ba chữ nhưng là cả một bức tranh với những mảng đen trắng rung rinh. Trăng chiếu vào hoa làm ta nhớ lại những câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Bức tranh có cái đẹp kì vĩ lẫn cái đẹp tinh tế. Hai câu mà có đủ: nào rừng, nào suối, nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết là một ánh trăng rất sáng, sáng lắm; trăng về khuya. 

Nếu nhớ rằng Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi, ta mới thấy hết vẻ trẻ trung tươi mát của tâm hồn Bác. Và ta nhớ Bác từng làm thơ Đường luật bằng chữ Hán, từng vẽ những bức hoạ phỏng tranh cổ Trung Quốc hồi ở Pháp, ta mới thấy hết cái cốt cách phương Đông cổ điển trong những câu thơ tiếng Việt này”.

(Nguyễn Xuân Nam, in trong Đến với tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, 2009) 

a) Tác giả đã phân tích câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” bằng những cách nào?

b) Chỉ ra một điểm giống nhau trong cách phân tích thơ của hai tác giả Lê Trí Viễn (qua văn bản nghị luận đã học) và Nguyễn Xuân Nam (qua đoạn trích này). 

c) Quan điểm, thái độ của người viết về đối tượng nghị luận được thể hiện như thế nào? Qua đó, em có thể học hỏi được điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

a) Cách phân tích câu thơ của nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Nam: tưởng tượng, tái hiện hình ảnh được gợi ra từ câu thơ (Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vụt lên cao: ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya.); suy luận, phân tích từ hình ảnh thơ (Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững bền, từng trải.); liên hệ tương đồng với các tác giả khác (Trăng chiếu vào hoa làm ta nhớ lại những câu thơ trong “Chinh phụ ngâm”).

b) Từ việc xác định đúng cách phân tích của tác giả, chúng ta nhận ra những điểm giống nhau trong cách phân tích thơ của hai tác giả Lê Trí Viễn (qua văn bản nghị luận đã học) và Nguyễn Xuân Nam (qua đoạn trích này). Ví dụ: tưởng tượng, tái hiện hình ảnh được gợi ra từ câu thơ; so sánh với các tác giả khác (về những điểm tương đồng hoặc khác biệt); chọn những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để phân tích, bình luận (Nguyễn Xuân Nam chọn hình ảnh bóng lồng hoa, Lê Trí Viễn chọn hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát xa);...

c) Tác giả đã kết nối với thực tiễn (Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi) để khẳng định cái hay của câu thơ và vẻ đẹp của tâm hồn Bác (cốt cách phương Đông cổ điển trong những câu thơ tiếng Việt). Như vậy, cách thể hiện quan điểm, thái độ rất rõ ràng, khách quan: ngưỡng mộ nhưng chừng mực (không gợi cảm giác thiên vị, tôn sùng lãnh tụ). Qua đó, chúng ta từng bước học hỏi để thể hiện được quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề nghị luận một cách đúng đắn, khách thuyết phục.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 Cánh diều , Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều tập 2, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 CD Bài 9 Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 2 cánh diều

BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net