Ý nghĩa “ trong suốt, hư- thực”:
- Tác giả lẫn lộn giữa hai bờ hư- thực, bởi hư là tiên, phật, thánh, thần (thế giới cổ tích) , thực là sự vất vả, lam lũ, khổ cực của bà.
- 2 từ “trong suốt” biểu hiện sự thơ ngây, trong trẻo của trẻ thơ.Yêu bà nhưng không thương bà, vô tâm trước vất vả của bà bởi thơ ngây, hồn nhiên.
=> Nguyễn Duy đứng giữa "bờ hư-thực" để nghĩ về bà, dùng tấm lòng trong suốt, tinh tế để cảm nhận về bà và tình cảm của bà, bà luôn dành cho cháu thứ tình cảm nhân từ, độ lượng, yêu thương vô cùng.
Nhận xét nhân vật trữ tình:
Giữa thời khói lửa, bom đạn giội làm nhà bà "bay mất", đền Sòng cũng "bay", chùa chiền "bay tuốt cả",... Khi mà "thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết" bà vẫn trụ vững giữa cuộc đời, bà vẫn bươn bả kiếm sống, bà vẫn chống chọi với mọi khó khăn lam lũ:
Nhân vật trữ tình cảm thất nuối tiếc đến xót xa, cay đắng.
- Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
- Sự ân hận, ngậm ngùi , xót đau muộn màng : “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn /Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”
- Đánh dấu bước trưởng thành của người cháu. ý thức cá nhân bộc lộ chân thành, tha thiết vừa là sợi dây vô hình nối quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, nối cá nhân với cội nguồn của mình.