Câu hỏi xoay quanh bài: Đò Lèn

Tìm hiểu tác phẩm: Đò Lèn sgk ngữ văn 12 tập 1. Baivan sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi xoay quanh đến tác phẩm Đò Lèn và hướng dẫn trả lời cụ thể, chi tiết từng câu hỏi. Hi vọng, học sinh sẽ nắm bài nhanh hơn và hiểu tổng quát hơn về tác phẩm.

1. Nội dung bài học.​​

Nguyễn Duy là một nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền thơ ca Việt Nam, bản thân tác giả là một người sớm mồ côi cha mẹ nên cảm xúc của ông về tuổi thơ của mình thật gần gũi và nó gắn bó trong quãng đời của ông, chính vì vậy những cảm xúc đó đã tạo cho ông những nguồn cảm hứng để sáng tác lên bài Đò Lèn.

Bài thơ "Đò Lèn" in trong tập thơ "Ánh trăng". Từ tình cảm yêu thương sâu sắc đối với một người bà cụ thể, bài thơ đã mở ra hình bóng người lao động Việt Nam ở mọi miền quê: lam lũ, nghèo khó mà cần cù, nhân hậu, rất giàu tình cảm đối với cội nguồn, với văn hóa truyền thống… Bài thơ là dòng tình cảm yêu thương tha thiết và những suy nghĩ cảm động, sâu lắng của nhà thơ đối với người bà, qua đó hướng tới ngợi ca vẻ đẹp của người lao động ở mọi miền quê

2. Những câu hỏi xoay quanh, liên quan tới bài học

Trả lời: Nguyễn Duy là một nhà thơ đã có đóng góp trong việc làm mới thể thơ truyền thống. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được...
Trả lời: Hoàn cảnh sáng tác:  Nguyễn Duy viết bài thơ "Đò Lèn" vào tháng 9 năm 1983, khi tác giả có dịp trở về quê, sống trong những kí ức buồn vui thời thơ ấu.  Đò Lèn là địa danh, quê ngoại ông.Bố cục bài thơ:5 khổ thơ đầu: Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường...
Trả lời: Kỉ niệm của tác giả về tuổi thơ bên bà:Kí ức tuổi thơ của tác giả:Thời thơ ấu hiện lên sinh động, chân thực.Tác giả không che giấu sự hiếu động của mình qua những trò tinh nghịch của đứa trẻ vùng nông thôn nghèo. + Say mê với trò chơi con trẻ:Câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ trên vành tai tượng Phật,...
Trả lời: Ý nghĩa “ trong suốt, hư- thực”:Tác giả lẫn lộn giữa hai bờ hư- thực, bởi hư là tiên, phật, thánh, thần (thế giới cổ tích) , thực là sự vất vả, lam lũ, khổ cực của bà.2 từ “trong suốt” biểu hiện sự thơ ngây, trong trẻo của trẻ thơ.Yêu bà nhưng không thương bà, vô tâm trước vất vả của bà bởi thơ...
Trả lời: Những bài thơ về hình ảnh người bà:Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm.Bếp lửa- Bằng Việt.=> Cùng với Đò Lèn, Những bài thơ trên là bông hoa nghệ thuật tô đẹp hình tượng người bà kính yêu trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta. Chúng đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với...
Trả lời: Những đặc sắc trong cách thể hiện của nội dung:Sử dụng thủ pháp đối lập:Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.Đối...
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com