Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 KNTT bài 21: Nấm gây hỏng thực vật và nấm độc

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 21: Nấm gây hỏng thực vật và nấm độc. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 21: NẤM GÂY HỎNG VÀ THỰC PHẨM NẤM ĐỘC

 

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hãy kể tên những nấm gây hỏng thực phẩm hoặc nấm độc mà em biết.

Trả lời:

Những nấm gây hỏng thực phẩm hoặc nấm độc mà em biết: 

- Nấm mốc.

- Nấm độc tán trắng. 

- Nấm độc trắng hình nón. 

- Nấm mũ khía nâu xám. 

 

1. Nấm gây hỏng thực phẩm

Quan sát hình 1, 2 và cho biết:

Câu 1: Thực phẩm ở hình 1, 2 đã thay đổi như thế nào về màu sắc, hình dạng,... sau thay đổi như thế nào và một khoảng thời gian? Vì sao?

Trả lời:

Sau một khoảng thời gian, thực phẩm ở trong hình 1, 2 đã bị nhiễm nấm mốc, xuất hiện những đốm đen, xanh, trắng có các sợi tơ nhỏ.

 

Câu 2: Nấm mốc mọc trên thực phẩm thường có màu gì?

Trả lời:

Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc thường xuất hiện những đốm màu đen, xanh, trắng có các sợi tơ nhỏĐôi khi, màu sắc có thể xậm hơn như màu xám, nâu, đenVùng nhiễm nấm có thể chiếm một phần hoặc toàn bộ bề mặt của thực phẩm.

 

Câu 3: Làm cách nào để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc?

Trả lời:

Để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc, ta nhận thấy những dấu hiệu sau: mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm; đồ ăn bị chua, đắng, thay đổi mùi vị; thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt.

 

Câu 4: Nấm mốc gây những tác hại gì đến thực phẩm và sức khoẻ con người?

Trả lời:

Nấm mốc có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người và thực phẩm. Em có thể liệt kê như sau: 

Tác hại đối với sức khỏe con người:

  • Khi hít phải nấm mốc, cơ thể có phản ứng tương tự như hít phải bụi, phấn hoa.

  • Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn.

  • Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin – gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật.

  • Tiếp xúc với độc tố mycotoxin với nồng độ cao có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.

Tác hại đối với thực phẩm:

  • Nấm mốc và các độc tố của chúng trong thực phẩm có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.

  • Khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta ăn phải những loại thức ăn nhiễm nấm mốc thì có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

  • Các bệnh có thể ở dạng ngộ độc cấp tính nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy lượng nhỏ độc tố nấm mốc trong thời gian dài.

  • Ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc được biết đến có thể sản sinh độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

2. Nguyên nhân gây bỏng thực phẩm và cách bảo quản

Câu 1: Quan sát hình 3, đọc thông tin và cho biết:

Những nguyên nhân nào có thể gây hỏng thực phẩm?

Trả lời:

Những nguyên nhân có thể gây hỏng thực phẩm là: nhiệt độ cao, độ ẩm cao dẫn đến nấm mốc phát triển.

 

Câu 2: Quan sát hình 4 và nói một số cách bảo quản thực phẩm.

Trả lời:

Trong hình 4, em nhận thấy một số cách bảo quản thực phẩm như sau: ngâm đường; sấy khô, phơi khô; bảo quản trong tủ lạnh.

 

Câu 3: Những cách bảo quản thực phẩm trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Theo em, các cách bảo quản thực phẩm trên đều có tác dụng hạn chế nấm mốc phát triển.

 

Câu 4: Tìm hiểu và chia sẻ những cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em.

Trả lời:

Gia đình em thường bảo quản thực phẩm theo những cách sau: 

  • Bảo quản trong tủ lạnh: bảo quản trong ngăn mát trái cây, rau củ để ăn trong tuần; đông lạnh thịt, cá trong ngăn đông để sử dụng trong vài tuần.

  • Làm khô: phơi khô hành tỏi dưới ánh nắng mặt trời, phơi khô thóc lúa.

 

3. Một số nấm độc

Câu 1: Vì sao không được ăn nấm lạ?

Trả lời:

Theo em, chúng ta không được ăn nấm lạ vì nấm lạ có thể là nấm độc chứa độc tố, mà khi người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

 

Câu 2: Nếu gặp nấm lạ thì em nên làm gì? Vì sao?

Trả lời:

Nếu em gặp nấm lạ, em sẽ làm như sau:

  • Không thu thập hoặc ăn nấm lạ

  • Tìm hiểu thông tin về loại nấm này.

  • Tham khảo ý kiến của người bên cạnh.

Lý do em như vậy là vì nấm có thể chứa các chất độc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số loại nấm có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như buồn nôn, nôn mệt, đau bụng, và thậm chí tử vong. Do đó, việc tránh ăn nấm không rõ nguồn gốc là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của em.

 

Câu 3: Phát hiện dấu hiệu của thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.

Trả lời:

Những dấu hiệu chứng tỏ thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc là: mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm; đồ ăn bị chua, đắng, thay đổi mùi vị; thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt.

 

Câu 4: Biết bảo quản thực phẩm theo một số cách đơn giản.

Trả lời:

Theo em, thực phẩm có thể bị hỏng do tác động của các nấm mốc gây hại. Vì thế, để bảo quản thực phẩm, chúng ta cần sử dụng một số biện pháp như sấy khô, làm lạnh, muối chua, ngâm mắm, ngâm tương, ...

 

Câu 5: Cảnh giác không ăn nấm lạ để tránh bị ngộ độc.

Trả lời:

Bởi vì ta không biết nấm lạ đến từ đâu và gây ra tác động gì, nên chúng ta tuyệt đối không được ăn nấm lạ để tránh khỏi việc bị ngộ độc.

 
Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 kết nối, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 KNTT.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Copyright @2024 - Designed by baivan.net