Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 5: QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ CỦA ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái quát về quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác và sử dụng các tư liệu thành văn, hình ảnh, lược đồ, sơ đồ để trình bày khái quát về quá trình khai khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua mô và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: trân trọng những thành quả của công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của các thế hệ trước.
  • Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Đoạn phim, video Chúa Nguyễn Phúc Tần với công lao mở đất Đồng Nai (nguồn VTV): https://vtv.vn/video/khat-vong-non-song-chua-nguyen-phuc-tan-voi-cong-lao-mo-dat-dong-nai-444029.htm.
  • Sơ đồ quá trình khai phá của Đại Việt, lược đồ lãnh thổ Đại Việt cuối thế kỉ XVIII: Tranh ảnh (tượng Nguyễn Hữu Cảnh tại Đồng Nai), bản đồ do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỉ XVII in trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,…).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh có liên quan đến chúa Nguyễn Hoàng, yêu cầu HS trình bày hiểu biết của bản thân về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh có liên quan đến chúa Nguyễn Hoàng:

  
  

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp một số hiểu biết của bản thân về về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Nguyễn Hoàng có cha là Nguyễn Kim – một trong những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Ông đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam.

+ Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đã làm cho Đàng Trong hưng thịnh, góp phần quyết định tạo nên trọn vẹn dáng hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam như ngày nay.

+ Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược: Nguyễn Hoàng là một người khôn ngoan mà lại có lòng nhân đức, thu dùng hào kiệt, yên ủi nhân dân, cho nên lòng người ai cũng mến phục.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về quá trình khai phá Đại Việt

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày khái quát được về quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5.2, 5.3, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.24, 25 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5.2, 5.3, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.24, 25 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Nguyên nhân dẫn đến quá trình khai phá về phía Nam của các chúa Nguyễn là gì?

+ Nêu những sự kiện thể hiện quá trình khai phá Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía Nam.

- GV trình chiếu cho HS xem thêm video Chúa Nguyễn Phúc Tần với công lao mở đất Đồng Nai (nguồn VTV): https://vtv.vn/video/khat-vong-non-song-chua-nguyen-phuc-tan-voi-cong-lao-mo-dat-dong-nai-444029.htm.

- GV trình chiếu hình ảnh kết hợp kể cho HS nghe sự kiện: Chúa Nguyễn Phúc Nguyên từ đầu thế kỉ XVII đã cho Công chúa Ngọc Vạn sang Chân Lạp làm vợ vua Chey Chét-ta II và thiết lập 2 trạm thu thuế ở Sài Gòn - Bến Nghé, cho thấy ông đã có sẵn một tầm nhìn chiến lược và một chủ trương vừa tổng thể, vừa cụ thể trong việc khai phá đất đai và xác lập chủ quyền trên toàn vùng Nam Bộ. Sau những cố gắng này, ở xứ Quảng, lần lượt là Phú Yên, Thái Khang, Bình Thuận,... nhanh chóng được sáp nhập vào Đàng Trong.

(Theo Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Vùng đất Nam Bộ, Tập IV, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2017, tr. 74).

Phủ Gia Định xưa

Cảnh chợ quê Nam Bộ xưa

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác hình ảnh, video, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái quát quá trình khai phá của Đại Việt

- Từ thế kỉ XVI, quá trình khai phá của Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía Nam:

+ Ở Nam Trung Bộ:

·      Năm 1611: đặt phủ Phú Yên.

·      Năm 1653: đặt dinh Thái Khang.

·      Năm 1693: đặt trấn Thuận Thành.

+ Ở Nam Bộ:

·      Năm 1623: lập các trạm thu thuế ở Bến Nghé (TP. Hồ Chí Minh ngày nay).

·      Năm 1698: lập phủ Gia Định.

·      Cuối thế kỉ XVIII: sáp nhập vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp,…ngày nay.

- Các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang, cho phép người dân sở hữu ruộng đất họ khai phá được.

Hoạt động 2. Tìm hiểu quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Tư liệu, Hình 5.4, đọc thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập: Trình bày quá trình các chúa Nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu, mục Em có biết, Hình 5.4, đọc thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập: Trình bày quá trình các chúa Nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.

PHIẾU HỌC TẬP

Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn

Hoạt động xác lập

……………………………….……………………………….

Hoạt động thực thi

……………………………….………………………………..

Ý nghĩa

……………………………….……………………………….

- GV cung cấp thêm thông tin cho HS: Giữa biển có một bãi cát vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm (nay là cửa Đại thuộc tỉnh Quảng Nam) đến cửa Sa Vinh (nay là cửa Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi)…Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến (Bãi Cát Vàng) lấy hóa vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn.

(Theo Bộ Ngoại giao, Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, NXB Tri thức, 2013, tr.4, 14).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin SGK và thông tin do GV cung cấp, hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt nêu quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và mở rộng kiến thức: Đến nay, người dân Lý Sơn vẫn duy trì câu ca:

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mấy nước bốn bề

Tháng hai/ba Khao tháo lề thế lính Hoàng Sa.

+ Những câu ca còn lưu truyền ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho thấy câu chuyện về đội Hoàng Sa năm xưa còn ăn sâu trong tâm thức người dân ở đây.

+ Lễ Khao lễ thế lính Hoàng Sa, thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ sau này với các bậc tiền nhân đã có công bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

+ Năm 2013, Lễ Khao lễ thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.

- GV kết luận: Quá trình xác lập chủ quyền của nhà nước quân chủ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa dưới các thời chúa Nguyễn là một quá trình lâu dài và gian khổ, được khẳng định qua các tư liệu trong và ngoài nước, là bằng chứng có tính lịch sử và pháp lí trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

2. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn

Đính kèm kết quả Phiếu học tập phía dưới Hoạt động 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay