Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 8., video, hình ảnh khác về Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam):
https://www.youtube.com/watch?v=9nYDcx31DlU
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Đô thị cổ Hội An.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về Đô thi cổ Hội An.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và nêu một số thông tin về Đô thị cổ Hội An:
+ Là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.
+ Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII, là thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
+ Năm 1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới.
+ Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 8 – Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, Hình 8.2 và thông tin mục 1 SGK tr.35, 36, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu: + Trình bày về tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. + Nêu những biểu hiện cho thấy sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. + Nêu những nét chính về tình hình kinh tế thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh: Cây đèn gốm men lam xám thế kỉ XVI – Bảo vật quốc gia (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội) Bát trà chân cao, gốm Việt Nam, thế kỷ XVI Làng gốm Bát Tràng thế kỉ XVIII Thương cảnh Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII) (0p – 2p24s) - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong có sự khác nhau? + Vì sao trong hai thế kỉ XVII – XVIII, các đô thị lại khởi sắc và có nhiều thương nhân châu Âu đến giao thương? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác hình ảnh, thông tin và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 HS trình bày về tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. - GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong bối cảnh xã hội Đại Việt các thế kỉ XVI – XVIII dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị (Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,…) nhưng chưa đủ sức lan tỏa một nếp sống, một nền văn hóa mới. + Sự phát triển của quan hệ tiền tệ, kinh tế hàng hóa phát triển đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt xã hội. + Sự xuất hiện mầm mống của phương thức sản xuất mới trong lòng chế độ phong kiến Đại Việt. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tình hình kinh tế - Về nông nghiệp: + Đàng Ngoài: · Sa sút nghiêm trọng. · Tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang. · Vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi. + Đàng Trong: · Chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, khai hoang, lập làng xóm mới. · Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh. · Diện tích đất đai canh tác mở rộng trên quy mô lớn. - Về thủ công nghiệp: + Nghề thủ công truyền thống được duy trì, phát triển. + Khai thác mỏ có quy mô lớn hơn trước. - Về thương nghiệp: + Trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước. + Nhiều chợ, phố xá hình thành. + Xuất hiện thêm một số đô thị: Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,… + Thế kỉ XVII: nhiều thương nhân châu Á đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. + Đầu thế kỉ XVIII, trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với phương Tây dần sa sút. |
Trả lời câu hỏi mở rộng: Câu 1: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong có sự khác nhau vì: + Trong suốt hơn 50 năm của thế kỉ XVI, Đàng Ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn so với Đàng Trong qua 2 lần xung đột: · Bắc triều chịu sự hạch sách của nhà Minh, sự chống phá của dòng họ Vũ (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật,…). · Nhà Mạc quản lí đất canh tác ít hơn rất nhiều so với thời Lê sơ, quân đội duy trì ở mức độ cao. · Sau thời Mạc Đăng Doanh, thiên tai thường xuyên xảy ra. + Ở Đàng Trong, đất đai rộng lớn, màu mỡ, dân cư còn thưa thớt, nằm xa các trung tâm xung đột. Câu 2: Trong hai thế kỉ XVII – XVIII, các đô thị khởi sắc và có nhiều thương nhân châu Âu đến giao thương vì chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều cho thương nhân vào buôn bán tấp nập, các thuyền buôn nước ngoài đến đông và thành lập nên các thương điếm. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu những chuyển biến về văn hóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm làm việc theo kĩ thuật phòng tranh, khai thác Hình 8.3, mục Em có biết, đọc thông tin SGK tr.36, 37 và hoàn thành Phiếu bài tập: Mô tả và nhận xét những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. PHIẾU HỌC TẬP (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2) - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh:
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) - GV liên hệ cá nhân và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm và hoàn thành Phiếu học tập. - GV hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV yêu cầu các nhóm dán lên tường xung quanh lớp học (như triển lãm tranh). - GV tổ chức cho cả lớp đi xem “triển lãm”, bình luận, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nhân dân Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo. - Những thành tựu này là minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân. Nhiều thành tựu văn hóa ở thời kì này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và sử dụng cho đến ngày nay. - Đã diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây, đưa đến nhiều chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Đại Việt. | II. Những chuyển biến về văn hóa Đính kèm kết quả Phiếu học tập dưới Hoạt động 2. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác