Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 10: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân; trình bày được một số hoạt động chính của C.Mác, Ph-Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Trình bày được những nét về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
  • Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các đảng và các tổ chức cộng sản).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu để nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân; trình bày được một số hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Nhận thức, tư duy lịch sử và vận dụng kiến thức: thông qua việc trình bày được những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong việc đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột và sự bất bình đẳng trong xã hội.
  • Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong học tập, qua đó có sự phấn đấu trong học tập, lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn video?

- Trình bày một vài đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử nhân loại.

  1. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về nhân vật lịch sử được nhắc đến trong đoạn video.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và yêu cầu HS tập trung xem đoạn video:

https://www.youtube.com/watch?v=w30CIum6qOI

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn video?

+ Trình bày một vài đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử nhân loại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nêu một vài hiểu biết về nhân vật lịch sử được nhắc đến trong video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong đoạn video là Ph.Ăng-ghen (1820 – 1895):

+ Ông là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà triết học người Đức.

+ Ông đã cùng C.Mác sáng lập, phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế thứ nhất.

+ Năm 1848, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản– Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

Ph.Ăng-ghen (1820 – 1895)

- GV dẫn dắt HS vào bài: C.Mác và Ph.Ăng-ghen mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ. Vậy chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự ra đời của giai cấp công nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 10.1, tư liệu, thông tin mục 1 SGK tr.42, 43 và trả lời câu hỏi: Nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của giai cấp công nhân và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 10.1, tư liệu, thông tin mục 1 SGK tr.42, 43 và trả lời câu hỏi: Nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.

-  GV cho HS quan sát thêm hình ảnh:

Lực lượng lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp.


Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, giai cấp công nhân đã ra đời đầu tiên ở Anh vào thế kỉ XVIII và phát triển ngày càng đông đảo vào thế kỉ XIX.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa được gọi là giai cấp vô sản.

+ Đây là giai cấp của những người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương, không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất.

+ Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kĩ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Sự ra đời của giai cấp công nhân: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu (từ sau các cuộc phát kiến địa lí).

Giai cấp công nhân ra đời.

- Sự phát triển của giai cấp công nhân:

+ Nguồn gốc công nhân: nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ,…

Mất ruộng đất Làm thuê trong công xưởng, nhà máy.

+ Bị bóc lột, làm việc cực nhọc, công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản (ban đầu là đập phá máy móc).

+ Những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân phát triển về lực lượng, trưởng thành về nhận thức.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về những hoạt động của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đờic của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 10.2, 10.3, 10.4, Bảng 10, thông tin mục 2 SGK tr.43, 44 và vẽ sơ đồ tư duy (hoặc đường thời gian) thể hiện: Một số hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy (hoặc đường thời gian) và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu Hình 10.2, 10.3, hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2, mục Em có biết và giới thiệu thêm về C.Mác, Ph.Ăng-ghen:

+ C.Mác (1818 – 1883) là nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái. Những tư tưởng của ông đã có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của các lĩnh vực tri thức, kinh tế và chính trị, góp phần làm thay đổi tư duy của một bộ phận những dân tộc chịu áp bức, giúp họ đứng lên giành lại độc lập và thoát ra cảnh lầm than.

+ Ph.Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà triết học người Đức.

+ Năm 1842, C.Mác gặp Ph.Ăng-ghen tạo Pháp. Cùng chung lí tưởng, hai người từng bước trở thành đồng chí, cùng sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 10.2, 10.3, 10.4, Bảng 10, thông tin mục 2 SGK tr.43, 44 và vẽ sơ đồ tư duy (hoặc đường thời gian) thể hiện: Một số hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, thông tin, video về những hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen.

(Đính kèm phía dưới hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao C.Mác và Ph.Ăng-ghen đưa ra khẩu hiệu “vô  sản tất cả các nước liên hợp lại”?

+ Khẩu hiệu đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào công nhân?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin và hoàn thành sơ đồ tư duy (hoặc đường thời gian).

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày một số hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học theo sơ đồ tư duy (hoặc đường thời gian).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Những hoạt động của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Những hoạt động chính của .Mác, Ph.Ăng-ghen: đính kèm trục thời gian dưới Hoạt động 2.

- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, điển hình như: cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831); phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),… 

Đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.

+ Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố ở Luân Đôn, đã phân tích về quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và nhấn mạnh sứ mệnh của giai cấp công nhân.

Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

THÔNG TIN VỀ TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN

Trong Lời tựa khi xuất bản cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tại Luân Đôn, ngày 2/6/1883, Ph. Ăng-ghen đã khẳng định: “Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn

của Đảng Cộng sản là: sự sản xuất và cơ cấu xã hội, cơ cấu này tất yếu phải do sự sản xuất đó mà ra, đều cấu thành trong mỗi thời đại lịch sử, cơ sở của lịch sử chính trị và tư tưởng của thời đại ấy; và do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thuỷ tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột, giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị, trong các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ; nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức là giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng khỏi giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức giai cấp tư sản), nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi bóc lột, khỏi áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp, tư tưởng chủ chốt ấy là của Mác và hoàn toàn của Mác”.

(C. Mác, Ph. Ăng-ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,

NXB Sự thật, Hà Nội, 1958, tr. 12)

https://www.youtube.com/watch?v=6zTUMOiyDCg

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN

Cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

C.Mác, Ph.Ăng-ghen thành lập

Đồng minh những người cộng sản

  

C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo, công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

 

TRỤC THỜI GIAN THỂ HIỆN NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH

CỦA C.MÁC, PH.ĂNG-GHEN VÀ SỰ RA ĐỜI

CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

 

Trả lời câu hỏi mở rộng:

- C.Mác và Ph.Ăng-ghen đưa ra khẩu hiệu “vô  sản tất cả các nước liên hợp lại” vì: Thời C.Mác và Ph. Ăng-ghen, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng, nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chưa phát triển mạnh. Vì vậy, theo các ông, vận mệnh loài người, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phần lớn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Ý nghĩa của khẩu hiệu: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1848 đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến năm 1870 (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các đảng và các tổ chức cộng sản,…)
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (4 HS/nhóm), khai thác Hình 10.5, thông tin mục III.1 SGK tr.44 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến năm 1870.

- Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1848 đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo các nhóm nhỏ (4 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 10.5, thông tin mục III.1 SGK tr.44 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến năm 1870.

+ Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

- GV cung cấp thêm cho HS thông tin, hình ảnh về Quốc tế thứ nhất (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu những nét chính về phong trào cộng sản, công nhân quốc tế từ năm 1848 đến năm 1870; sự ra đời, hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, mở rộng:

+ Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong những năm 1848 – 11849 được coi là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội lúc bấy giờ.

+ Mặc dù thành quả cách mạng bị rơi vào tay giai cai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành hơn về nhận thức, vai trò và tinh thần đoàn kết quốc tế. Quốc tế thứ nhất được thành lập và trở thành trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

III. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

1. Phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1848 đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất

- Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến năm 1870:

- Nguyên nhân: chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản diễn ra ở nhiều nước.

- Thời gian, địa điểm:

+ Tháng 6/1848: công nhân, nhân dân lao động Pa-ri (Pháp) khởi nghĩa.

+ Năm 1848 – 1849: công nhân, thợ thủ công Đức nổi dậy chống lại giới chủ.

+ Tháng 9/1864: công nhân tham gia mít tinh tại Luân Đôn (Anh).

+…..

- Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất:

+ Thời gian, địa điểm thành lập: Yêu cầu trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập tại Luân Đôn (Anh).

+ Mục đích hoạt động:

·      Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cho phong trào công nhân.

·      Truyền bá học thuyết Mác.

·      Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.

Tư liệu: Vai trò của C.Mác trong việc thành lập và lãnh đạo các hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

  
  

Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu diễn ra cuộc đấu tranh chống các khuynh hướng sai lầm trong phong trào công nhân. Từ những ngày đầu, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng trước các tư tưởng xa lạ với lập trường công nhân... Các loại tư tưởng này đang muốn chi phối phong trào công nhân và chỉ có đánh bại các khuynh hướng này, sự nghiệp đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản mới thực hiện được.

Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại, Tập I,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008, tr. 326.

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay