Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 11: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại.
  • Nêu được một số nét chính về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác các nguồn sử liệu để nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất; nêu được một số nét chính về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  • Nhận thức, tư duy lịch sử và vận dụng kiến thức: thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất để phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của cuộc chiến tranh đối với lịch sử nhân loại; sưu tầm được các tư liệu, hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 để giới thiệu với thầy cô và bạn học; liên hệ với phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự giác và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Trung thực và trách nhiệm, nhận xét, đánh giá sự kiện dựa trên các nguồn sử liệu tin cậy; nhận thức đúng đắn về hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918); ý nghĩa và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga và thế giới; lên án chiến tranh đế quốc phi nghĩa và có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ nền hòa bình, dân chủ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV dẫn dắt, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em những hoạt động này có ý nghĩa gì?
  4. Sản phẩm: Ý nghĩa của Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và hoạt động kỉ niệm 100 năm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát kết hợp dẫn dắt, giới thiệu:

+ 11 giờ ngày 11/11/2018, tại Khải Hoàn Môn (Pa-ri, Pháp) đã diễn ra Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 2018) với sự tham dự của hơn 70 nguyên thủ đến từ các nước.

Lễ tưởng niệm bên ngôi mộ các binh sĩ vô danh ở Khải Hoàn Môn, Paris.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2 phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ 2 trái) đặt hoa tại lễ kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất

ở Compiègne, Pháp, ngày 10/11/2018

+ Trước đó một năm (2017), tại nước Nga và nhiều quốc gia khác cũng diễn ra các hoạt động kỉ niệm 100 năm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917 - 2017).

Mít-tinh, diễu hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười

thu hút đông đảo người dân Moscow và các vùng lân cận.

Đài tưởng niệm những chiến sĩ vô danh tại Quảng trường Đỏ rực rỡ màu hoa đỏ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em những hoạt động này có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của các hoạt động kỉ niệm tại Pháp, Nga.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và hoạt động kỉ niệm 100 năm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (cuộc triển lãm, các dự án giáo dục, các buổi biểu diễn nghệ thuật,…) được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ hiện tại lịch sử đau thương và bi hùng, tưởng niệm hàng triệu binh sĩ đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga. Lãnh đạo các nước đã gửi đi thông điệp của hòa bình và niềm hy vọng đối với thế giới trong thế kỷ mới.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917)? Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nào và tác động gì đối với nhân loại? Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra như thế nào, có ý nghĩa lịch sử và tác động ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về nguyên nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 11.2, 11.3, mục Em có biết, thông tin mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến

tranh thế giới thứ nhất.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 11.2, 11.3, mục Em có biết, thông tin mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

1. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Nguyên nhân sâu xa:…………………………………..

- Nguyên nhân trực tiếp:………………………………...

2. Mục đích của các nước khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất

……………………………………………………………………………………………………………………..

- GV lưu ý, hướng dẫn HS phân biệt nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

- GV cung cấp thêm cho HS thêm thông tin về nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm đôi nêu lần lượt nguyên nhân bùng nổ và mục đích của các nước khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vào đầu thế kỷ XX, hai khối quân sự đối lập hình thành ở châu Âu (Liên minh và Hiệp ước). Cả hai khối đều nuôi mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau, tăng cường tranh giành nguồn cung cấp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc do vấn đề thuộc địa, đặc biệt là giữa Đế quốc Anh và Đế quốc Đức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

1. Nguyên nhân

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.

Tư liệu: Nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất

     Ghen tị về hoạt động buôn bán và các thuộc địa của Anh, nước Đức, quốc gia có quân đội lớn nhất thời bấy giờ, đã bắt tay vào xây dựng lực lượng hải quân. Vua Đức Vin-hem II có tham vọng chiếm thêm thuộc địa và chính sách đối ngoại hung hãn của ông khiến các quốc gia châu Âu khác lo ngại…. Sự kình địch giữa các quốc gia châu Âu về thương mại, thuộc địa, sức mạnh quân sự cũng trở nên gay gắt hơn và các cường quốc châu Âu đã cùng nhau thành lập các liên minh phòng thủ.

(Kingfisher, Bách khoa thư lịch sử, Nguyễn Đức Tĩnh

 và Ngô Minh Châu dịch, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.388)

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN NHÂN

BÙNG NỔ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc

Tranh biếm họa về các nước Anh, Đức, Nga, Pháp, và Nhật

 tranh nhau chiếm thuộc địa ở Trung Quốc

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

1. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Nguyên nhân sâu xa: bắt nguồn từ sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản:

+ Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản làm nảy sinh những mâu thuẫn không điều hòa được giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn lớn nhất là vấn đề thị trường, thuộc địa.

Hình thành hai khối quân sự đối đầu:

·      Phe Liên minh: Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a (1882).

·      Phe Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907).

Màu đỏ là khối Liên minh, màu xanh là khối Hiệp ước

Hai khối ráo riết chuẩn bị chiến tranh, giành thuộc địa.

 

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Những năm 1912 – 1913, căng thẳng ở vùng Ban-căng báo hiệu cuộc chiến tranh.

+ “Sự kiện Xéc-bi” ngày 28/6/1914 trở thành ngòi nổ của chiến tranh.

2. Mục đích của các nước khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Các nước tham chiếm (dù là phe Liên minh hay phe Hiệp ước) đều nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa.

- Việc tham gia chiến tranh là phi nghĩa với cả hai bên.

Hoạt động 1.2. Tìm hiểu về hậu quả và tác động

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, tranh luận theo hai quan điểm:

- Quan điểm 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến, nhưng thiệt hại nặng nề thuộc về các nước bại trận (phe Liên minh).

- Quan điểm 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến. Địa bàn nổ ra chiến tranh chủ yếu ở châu Âu nhưng hậu quả và tác động của chiến tranh bao trùm cả thế giới.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về hậu quả và tác động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất được coi là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.

+ Chiến tranh đế quốc phi nghĩa diễn ra ác liệt, kéo dài hơn 4 năm kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Liên minh.

Vậy Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả và tác động như thế nào, cùng sưu tầm tư liệu, thông tin, hình ảnh để tìm hiểu.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, mời đại diện 4 nhóm lên bốc thăm.

- GV yêu cầu các nhóm khai thác Hình 14.1, 14.5, Bảng 11, thông tin mục I.2 kết hợp sưu tầm thêm thông tin, hình ảnh, video trên sách báo, internet, tranh luận theo hai quan điểm sau:

+ Quan điểm 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến, nhưng thiệt hại nặng nề thuộc về các nước bại trận (phe Liên minh).

+ Quan điểm 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến. Địa bàn nổ ra chiến tranh chủ yếu ở châu Âu nhưng hậu quả và tác động của chiến tranh bao trùm cả thế giới.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.2).

- GV xây dựng bảng tiêu chí đánh giá cho các nhóm (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh, video để trình bày theo quan điểm của nhóm đã chọn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo 2 quan điểm.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc phản biện quan điểm của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV trình bày bổ sung và kết luận theo Quan điểm 2.

- GV nhấn mạnh: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sau này.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Hậu quả và tác động

Hậu quả và tác động của chiến tranh nặng nề, bao trùm cả thế giới.

- Hậu quả:

+ Tổn thất nặng nề về người: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.

+ Gánh chịu hậu quả to lớn về cơ sở vật chất: thành phố làng mạc, đường sá, nhà máy,… bị phá hủy.

+ Mỹ, Nhật thu được nhiều nguồn lợi từ chiến tranh:

·      Mỹ: Các nước thắng, bại trận đều trở thành con nợ của Mỹ; Thu nhập quốc dân tăng gấp đôi (buôn bán vũ khí, cho vay nợ).

·      Nhật: chiếm lại một số đảo của Đức; nâng cao vị thế ở khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương.

- Tác động:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết (1917) đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.

+ Trật tự thế giới mới được xác lập với vai trò của nước Mỹ.

 

 

 

 

Tư liệu: Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất

     - Trong thời kì chiến tranh, dưới chiêu bài bảo vệ của “mẫu quốc”, thực dân Pháp đưa sang chiến trường châu Âu 97 903 thanh niên Đông Dương, số đông là người Việt Nam, để làm “bia đỡ đạn”. Đến tháng 7/1919, theo tài liệu của Pháp, chỉ còn 11 518 người trở về từ châu Âu.

(Dẫn theo: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế (Từ đầu thời cận đại đến kết thúc Thế chiến thứ hai), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2017, tr.114).

     - Chiến tranh đã lôi kéo tất cả người dân tại các nước tham chiến. Phụ nữ phải đi làm để sản xuất vũ khí và duy trì hoạt động của các ngành kinh tế, trong khi nam giới phải chiến đấu ngoài chiến trường.

(Kingfisher, Bách khoa toàn thư lịch sử, Nguyễn Đức Tịnh và Ngô Minh Châu dịch, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.396).                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

 

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ HẬU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG

CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

  
  

Cuộc chiến diễn ra khốc liệt

  
  

Hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất

https://www.youtube.com/watch?v=1Sbqn7_U_R8

https://www.youtube.com/watch?v=2Z4mVLyc4YM

 

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1.2

STT

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm nhóm 1

Điểm nhóm 2

Điểm nhóm 3

Điểm nhóm 4

1

Đưa ra quan điểm

0,5

 

 

 

 

2

Lí giải, minh chứng (đưa ra thông tin, số liệu, dẫn chứng để lập luận, bảo vệ quan điểm của nhóm,…)

6,5

 

 

 

 

3

Phương pháp, kĩ thuật (áp dụng linh hoạt kĩ thuật 5 xin, có sự tương tác và cuốn hút,…)

2,0

 

 

 

 

4

Khác (tinh thần làm việc tập thể, tích cực

1,0

 

 

 

 

Tổng

10

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục II.1 SGK tr.51 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ

Bước 1: GV cuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục II.1 SGK tr.51 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga.

- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh liên quan đến nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS nêu nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga là do nước Nga tồn tại nhiều loại mâu thuẫn chồng chéo. Vì vậy, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo nhân dân “làm cách mạng không ngừng” để giải quyết các mâu thuẫn, giành chính về tay nhân dân.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Tháng 2/1917:

+ Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

Vấn đề hòa bình, tự do, ruộng đất chưa được giải quyết; chính quyền cách mạng chưa thuộc về giai cấp vô sản.

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga trong tình trạng có hai chính quyền:

+ Chính phủ tư sản lâm thời.

+ Xô viết đại biểu công nhân, binh lính.

Không thể cùng tồn tại do đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau.

 Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích tiếp lãnh đạo nhân dân lật đổ Chính phủ lâm thời.

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917

  

Cách mạng Tháng Hai lật đổ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng trăm năm

Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích tiếp lãnh đạo nhân dân lật đổ Chính phủ lâm thời

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về diễn biến chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 6 nhóm, khai thác Hình 11.6 – 11.8, mục Em có biết, thông tin mục II.2 SGK tr.51, 52 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

- Nêu những nét chính về diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga.

- Cho biết vai trò của Lê-nin đối với cuộc cách mạng.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay