Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời bản 2 tuần 24: Rèn luyện tư duy khoa học và tự lực thực hiện nhiệm vụ

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm 4 bộ sách chân trời sáng tạo bản 2 tuần 24. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

CHỦ ĐỀ 7:  RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC VÀ TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

TUẦN 24

Sinh hoạt dưới cờ

Chăm chỉ làm việc

Câu 1: Xem tiểu phẩm "Lười làm, ham chơi"

Trả lời:

Học sinh cùng lớp xem tiểu phẩm "Lười làm, ham chơi" do nhà trường tổ chức.

Câu 2: Chia sẻ bài học về đức tính chăm chỉ, yêu lao động. 

Trả lời:

Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.

Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập cháy được. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng một bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.

Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm. Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát.

Sau nửa ngày, tiều phu cuối cùng cũng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”. Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố vững chắc hơn”.

Bài học rút ra: Người thành công không phải là người chưa từng bị đánh bại, mà là sau khi bị đánh bại, vẫn kiên cường, tích cực rảo bước tiến lên phía trước.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Thể hiện nền nếp trong sinh hoạt

Hoạt động 1. Chia sẻ những việc làm thể hiện nền nếp trong sinh hoạt của em

Câu 1: Kể những việc làm thể hiện nền nếp của em ở nhà và ở lớp.

Trả lời:

Những việc làm thể hiện nền nếp của em ở nhà và ở lớp:

Ở nhà

  • Giữ gìn sạch sẽ nơi ở
  • Giúp đỡ trong công việc gia đình
  • Tuân thủ lịch trình
  • Tự quản lý thời gian
  • Trách nhiệm tài chính

Ở lớp

  • Tham gia lớp học
  • Hoàn thành bài tập và dự án đúng hạn
  • Tôn trọng người khác
  • Tham gia hoạt động ngoại khóa
  • Học hỏi và phát triển bản thân

Câu 2: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nề nếp trong sinh hoạt.

Trả lời:

- Những thuận lợi: 

  • Được bố mẹ, thầy cô khuyến khích những việc làm của mình. 
  • Có bố mẹ giúp đỡ trong những việc ở nhà
  • Bạn bè giúp đỡ khi ở lớp

- Những khó khăn: 

  • Đôi khi em không có đủ thời gian để làm những công việc đó. 
  • Em hay nản chí và từ bỏ công việc

Hoạt động 2. Lập thời gian biểu rèn luyện nền nếp trong sinh hoạt

Câu 1: Lập thời gian biểu các công việc của em trong một tuần.

Trả lời:

- Thời gian biểu các công việc của em trong một tuần. Ví dụ:

THỜI GIAN BIỂU

Thứ 2:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 8 giờ 30: lau dọn nhà cửa giúp mẹ
  • 8 giờ 30 – 10 giờ 30: Học tiếng anh
  • 10 giờ 30 – 12 giờ: Nấu cơm trưa cùng bà nội, cả nhà ăn trưa.
  • 14 giờ 17 giờ: phụ mẹ bán hàng
  • 17 giờ - 17 giờ 30: đánh cầu lông cùng bạn
  • 17 giờ 30 – 19 giờ 30: Lên sân thượng hái rau, nấu bữa tối và ăn tối.
  • 20 giờ  - 22 giờ: Đọc sách, tắt điện đi ngủ

Thứ 3:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 8 giờ 30: lau dọn nhà cửa giúp mẹ
  • 8 giờ 30 –12 giờ: Đi chợ, chơi với em, chuẩn bị bữa trưa.
  • 14 giờ 17 giờ: phụ mẹ bán hàng + nghe tiếng anh
  • 17 giờ - 17 giờ 30: Tưới nước cho rau và cây cảnh trong vườn.
  • 17 giờ 30 – 19 giờ 30: Phụ mẹ nấu bữa tối, ăn tối
  • 20 giờ - 22 giờ: Đi hiệu sách cùng bạn.

Thứ 4:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 9 giờ: lau dọn nhà cửa, giặt quần áo
  • 9 giờ  – 10 giờ 30: Nhổ cỏ cho vườn rau và tỉa cây cảnh cùng ông.
  • 10 giờ 30 – 12 giờ: Nấu cơm trưa, cả nhà ăn trưa.
  • 14 giờ 16 giờ: sang thăm ông bà ngoại.
  • 16 giờ - 19 giờ 30: Bán hàng cho mẹ + ăn tối
  • 20 giờ  - 22 giờ: Học tiếng anh, tắt điện đi ngủ

Thứ 5:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 10 giờ: Trồng rau cùng bà nội
  • 10 giờ – 12 giờ: Chuẩn bị bữa trưa, ăn trưa
  • 14 giờ - 16 giờ: Bán hàng cho mẹ
  • 16 giờ  - 18 giờ: Đi học võ
  • 18 giờ - 19 giờ 30: chơi với em, tưới nước cho rau và cây cảnh, ăn tối.
  • 20 giờ  - 22 giờ: Đọc sách, tắt điện đi ngủ

Thứ 6: 

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 12 giờ: Dọn dẹp phòng, giặt quần áo, nấu bữa trưa
  • 14 giờ - 17 giờ: Bán hàng + nghe tiếng anh
  • 17 giờ - 19 giờ 30: Đánh cầu lông với bạn, phụ mẹ nấu bữa tối.
  • 20 giờ  - 22 giờ: Đọc sách, tắt điện đi ngủ

Thứ 7:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng, sang bà ngoại.
  • 8 giờ - 12 giờ: Trồng rau và dọn dẹp nhà cửa cùng bà.
  • 14 giờ – 16 giờ: Trồng lại vườn hoa và nhổ tóc sâu cho bà.
  • 16 giờ - 18 giờ: Đi học võ
  • 18 giờ - 19 giờ 30: Về nhà tưới cây cảnh, vườn rau, ăn tối
  • 20 giờ  - 22 giờ: Cả nhà đi dạo phố

Chủ nhật: 

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 12 giờ: Bán hàng cho mẹ
  • 14 giờ – 17 giờ: Bán hàng cho mẹ
  • 17 – 19 giờ 30: Đánh cầu lông, phụ mẹ nấu bữa tối.
  • 20 giờ  - 22 giờ: Xem phim, tắt điện đi ngủ

Câu 2: Chia sẻ thời gian biểu với nhóm. 

Trả lời:

  • Học sinh chia sẻ thời gian biểu với nhóm để các bạn trong nhóm thảo luận góp ý. 
  • Chỉnh sửa sao cho phù hợp với kế hoạch đốt xuất trong tuần

Câu 3: Hoàn thiện thời gian biểu.

Trả lời:

  • Hoàn thiện thời gian biểu: bổ sung hoặc cắt bớt những hoạt động chưa hợp lí. 
  • Phân chia lại thời gian theo kế hoạch đột xuất xảy ra trong tuần

Hoạt động kết nối

Câu hỏi: Thực hiện thời gian biểu của em

Trả lời:

Mỗi học tự giác thực hiện thời gian biểu mà mình đã lập ra. mà không cần ai nhắc nhở.

Sinh hoạt lớp

Thực hiện nội quy, nền nếp của lớp, của trường

Câu 1: Nhận xét việc thực hiện nội quy, nền nếp của em và các bạn ở lớp, ở trường.

Trả lời:

Việc thực hiện nội quy và nền nếp của bạn và các bạn ở lớp, ở trường có thể tạo ra một môi trường học tập và giao tiếp tích cực. Nó tạo ra môi trường học tập hiệu quả: Khi tất cả mọi người thực hiện nội quy và nền nếp một cách tích cực, lớp học có thể trở nên tĩnh lặng hơn, dễ quản lý hơn và tập trung hơn vào việc học.

Câu 2: Nêu cách khắc phục để thực hiện đúng nội quy, nền nếp của trường, của lớp.

Trả lời:

Để thực hiện đúng nội quy và nền nếp của trường và lớp học, có một số cách bạn có thể áp dụng:

  • Hiểu rõ quy tắc và nền nếp
  • Học sinh cần tham gia tích cực
  • Tuân thủ thời gian và kỳ hạn
  • Tự kiểm tra và cải thiện

Câu 3: Chia sẻ cảm nghĩ khi em và các bạn thực hiện tốt nội quy, nền nếp của trường, của lớp.

Trả lời:

- Cảm nghĩ khi em và các bạn thực hiện tốt nội quy, nền nếp của trường, của lớp: Em cảm thấy rất vui và tự hào khi mình và các bạn thực hiện tốt nội quy và nền nếp của trường lớp. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta cũng như cho toàn bộ cộng đồng học đường.

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 bản 2 chân trời , giải sách HĐTN 4 CTST bản 2 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 1

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 2

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN

CHỦ ĐỀ 2: GẮN KẾT YÊU THƯƠNG TRONG GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 7: RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC VÀ TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net