Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10. KĨ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi nêu ở tình huống Mở đầu (trang 64 SGK).
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.64:
Hình 10.1 mô tả một số động tác ném lựu đạn. Theo em, các động tác có trong hình được thực hiện ở các tư thế nào của chiến sĩ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý kiến:
Trong SGK, hình 10.1a mô tả động tác đứng ném lựu đạn, hình 10.1b, c mô tả động tác nằm ném lựu đạn, hình 10.1d mô tả động tác quỳ ném lựu đạn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét (không phân biệt đúng, sai), tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các tư thế, động tác mô tả trong hình liên quan đến động tác ném lựu đạn của chiến sĩ. Để ném được lựu đạn trúng đích cần tìm hiểu tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn; thực hành, luyện tập nhiều lần để thành thạo động tác ném lựu đạn ở các tư thế đứng, quỳ, nằm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em từng bước tìm hiểu, khám phá các nội dung này - Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn.
Hoạt động 1.a. Khám phá mục I (trang 64, 65, 66 SGK)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 8 HS/nhóm), khai thác thông tin trong mục I, quan sát hình 10.2, 10.3, đọc câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK tr.64 – 66 và hoàn thành Phiếu học tập 10.1 (đính kèm phía dưới Hoạt động 1.a). - GV trình chiếu thêm hình ảnh, video về lựu đạn cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1.a). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh, video trong mục và hoàn thành Phiếu học tập 10.1. - HS nghe giảng và hoàn thiện lược đồ tư duy. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày sản phẩm học tập. - GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo. | I. Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng Kết quả Phiếu học tập 10.1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.a. | ||||||||
PHIẾU HỌC TẬP 10.1
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP 10.1 | |||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ LỰU ĐẠN
Video chuyển động gây nổ của lựu đạn: https://youtu.be/60esPR56p5E?si=Fx4wIJ7VqI45fZ3W Video chiến sĩ thi đấu ném lựu đạn (chương trình Quân khu số 1): https://youtu.be/xBy796QzWTs?si=n9P-ulZQgri90JON Video dây chuyền sản xuất lựu đạn LĐ-01: (lấy từ đầu đến 6p00) |
Hoạt động 1.b. Luyện tập mục I
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nội dung Luyện tập 1 (trang 66 SGK): Em hãy nêu những điểm chung về tính năng, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
- GV yêu cầu HS làm bài tập Câu 10.1 đến Câu 10.17 trong SBT tr.68, 69.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nội dung Luyện tập 1 (trang 66 SGK).
- HS tiếp tục hoàn thành bài tập Câu 10.1 đến Câu 10.17 trong SBT tr.68, 69.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý kiến:
Về tính năng, cấu tạo và chuyển động, lựu đạn F-1 và LĐ-01 của Việt Nam có những điểm chung là dùng để sát thương sinh lực địch; thân lựu đạn nhồi thuốc nổ, bộ phận gây nổ đều có lò xo kim hỏa, kim hỏa, hạt lửa, thuốc cháy chậm (liều giữ chậm), kíp; lúc bình thường, kim hỏa luôn được giữ ở vị trí an toàn; khi rút chốt an toàn, kim hỏa được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm (liều giữ chậm), thuốc cháy chậm (liều giữ chậm) phụt lửa vào kíp, gây nổ lựu đạn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.a. Khám phá mục II/1 (trang 66, 67 SGK)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Khám phá 3 (trang 66 SGK) - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục II.1a và trả lời câu hỏi: Động tác đứng ném lựu đạn thường được vận dụng trong trường hợp nào? Nhiệm vụ 2: Thực hành 1 (trang 66 SGK) - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.1b, quan sát hình 10.4 – 10.7 SGK tr.66, 67. - GV hướng dẫn HS thực hành động tác đứng ném lựu đạn của chiến sĩ mang súng tiểu liên AK theo các bước: + Bước 1: GV thực hiện nhanh, liên tục các cử động 1, 2, 3 động tác đứng ném lựu đạn. + Bước 2: GV làm chậm theo từng bước kết hợp với phân tích thao tác, cử động. + Bước 3: GV thực hiện chậm. - GV yêu cầu HS lắng nghe, quan sát, ghi nhớ và làm theo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, ghi nhớ và thực hiện theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS biểu diễn trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo. | II. Động tác ném lựu đạn 1. Động tác đứng ném lựu đạn a. Trường hợp vận dụng - Thường được dùng trong trường hợp địch ở xa, địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực, có thể đứng tại chỗ ném hoặc ném khi đang vận động. - Là tư thế ném được xa nhất. b. Động tác - Cử động 1: Tay trái cầm súng (cầm khoảng dưới ốp lót tay) xách súng lên ngang tầm thắt lưng, mũi súng chếch lên trên. Tay phải lấy lựu đạn ra, bàn tay phải nắm lựu đạn (cần bẩy nằm trong lòng bàn tay) vòng giật chốt an toàn quay sang trái, tay trái bẻ thẳng chốt an toàn, ngón trỏ móc vào vòng kéo, kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn. Khi rút chốt an toàn phải rút thẳng theo hướng trục lỗ. - Cử động 2: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, lấy mũi bàn chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải (gót trái kiễng), người hơi cúi về phía trước, chân trái chùng, chân phải thẳng. - Cử động 3: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau để lấy đà, người ngả về sau, chân trái thẳng, gối phải hơi chùng. Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải để ném lựu đạn vào mục tiêu. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 45° (hợp với mặt phẳng ngang) thì buông lựu đạn ra, đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay trái đưa súng về phía sau cho cân bằng. Chân phải theo đà bước lên một bước dài, tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác. |
Hoạt động 2.b. Luyện tập mục II/1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và theo nhóm, thực hiện nội dung Luyện tập 2: động tác đứng ném lựu đạn (trang 70 SGK):
Ném lựu đạn ở tư thế đứng:
- Cá nhân tự thực hiện.
- Thực hiện theo nhóm: một người thực hiện; những người còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
- GV yêu cầu HS làm bài tập Câu 10.19, Câu 10.23 trong SBT tr.70 – 72.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nội dung Luyện tập 2: động tác đứng ném lựu đạn (trang 70 SGK).
- HS tiếp tục hoàn thành bài tập Câu 10.19, Câu 10.23 trong SBT tr.70 – 72.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời lần lượt các nhóm HS thực hiện và trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3.a. Khám phá mục II/2 (trang 68, 69 SGK)
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: