[toc:ul]
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Các nhân tố tự nhiên
1.1. Tài nguyên đất
- Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng, có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn
- Đất Feralit (16 triệu ha): Phân bố ở miền núi và cao nguyên.
- Đất phù sa (3 triệu ha) : Phân bố ở đồng bằng.
1.2. Tài nguyên khí hậu.
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa theo chiều Bắc – Nam, theo độ cao và theo mùa.
- Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới và ôn đới.
- Khó khăn: Sâu bệnh phát triển mạnh, tài biến thiên nhiên gây cho mùa màng thất thu.
1.3. Tài nguyên nước
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc nước ngầm dồi dào
- Thường có lũ vào mùa mưa, khô cạn vào mùa khô, nên cần có hệ thống thủy lợi.
1.4. Tài nguyên sinh vật
- Sinh vật phong phú, đa dạng là cơ sở để thuần dưỡng cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.
2. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.1. Dân cư và lao động
- Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo
- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
- 60% lao động trong ngành nông nghiệp
2.2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật
- Có công nghiệp chế biến nông sản phát triển
- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được hoàn thiện
2.3. Chính sách phát triển nông nghiệp
- Chính sách phát triển nông nghiệp tạo ra mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp.
2.4. Thị trường trong và ngoài nước.
- Thị trường được mở rộng thúc đẩy SX phát triển.
- Thị trường biến động ảnh hưởng xấu đến một số cây trồng quan trọng
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Dựa vào kiến thức học lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta?
Trả lời:
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng và thất thường. Cụ thể:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nhiệt độ trung bình năm cao (trên 21°C), lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%); trong năm có hai mùa: mùa mưa (chiếm đến 90% lượng mưa cả năm) và mùa khô.
- Phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc — Nam, theo độ cao và theo mùa.
- Có nhiều tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,...).
Câu 2: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Trả lời:
Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta bởi vì :
- Thứ nhất là chống úng, lũ lụt trong mùa mưa bão
- Thứ hai là nhờ có thủy lợi, việc tưới tiêu cho cây cối trong mùa khô sẽ tiện lợi và đảm bảo hơn.
- Thứ ba, tạo điều kiện để cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.
- Việc đảm bảo thủy lợi sẽ tạo ra được năng suất cây trồng cao vào tăng sản lượng cây trồng.
Câu 3: Kể tên một số cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ trên?
Trả lời:
- Hệ thống thuỷ lợi: các hồ chứa nước, kênh mương nội đồng, các công trình chống úng, chống hạn,...
- Hệ thống dịch vụ trồng trọt: cơ sở tạo giống lúa, cơ sở sản xuất và cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu,...
- Hệ thông dịch vụ chăn nuôi: cơ sở lai tạo giông, chế biến thức ăn, thuốc thú y,...
- Các cơ sở vật chất - kĩ thuật khác: các phòng thí nghiệm, các loại máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi, các cơ sở khuyến nông, khuyến ngư,...
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển...
Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta?
Trả lời:
Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta:
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.
- Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...).
- Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô.
- Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.
- Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
Câu 2: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào...
Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?
Trả lời:
Việc phát triển và phân bố nông nghiệp chế biến có những ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định
- Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản
- Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.
Câu 3: Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình...
Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em?
Trả lời:
Thị trường đóng vai trò quan trọng đến tình hình sản xuất. Có thể nói, thị trường như quyết định đến tình hình sản xuất. Thị trường tiêu thụ lớn thì tình hình sản xuất ngày càng phát triển và mở rộng. Thị trường tiêu thụ yếu thì sản xuất bị ngưng trễ hoặc không sản xuất nữa.
Ví dụ: Thị trường tiêu thụ café, điều, hồ tiêu ở Tây Nguyên ngày càng lớn nên diện tích cây trồng ngày càng tăng lên.
Tương tự như vậy, diện tích trồng nho, thanh long ở Bình Thuận hay chè ở Thái Nguyên cũng tăng lên nhờ thị trường ngày càng lớn.