[toc:ul]
Thời gian | Nhà phát minh | Tên phát minh | Đặc điểm | Ảnh hưởng |
1642 | Blaise Pascal | Pascaline | Thực hiện phép tính cộng, trừ | Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử tính toán và phát triển của máy tính |
1820 | Charles Xavier Thomas | Máy tính cơ học | Thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia | |
1944 | John von Neumann | Nguyên lí Von Neumann | Nguyên lí hoạt động theo chương trình của máy tính điện tử. | Đặt nền móng cho sự phát triển máy tính điện tử. |
a) Thế hệ thứ nhất
- Thời gian: 1945 – 1955
- Đặc điểm:
+ Công nghệ: ống chân không, van nhiệt điện.
+ Đầu vào: thẻ đục lỗ và băng giấy.
+ Kích thước: lớn.
+ Tiêu thụ nhiều điện và tỏa ra nhiều nhiệt.
+ Hiệu quả: kết quả không đảm bảo luôn đáng tin cậy.
- Ví dụ: ENIAC (1945),…
b) Thế hệ thứ hai
- Thời gian: 1955 – 1965
- Đặc điểm:
+ Công nghệ: bóng bán dẫn và lõi từ
+ Kích thước: nhỏ hơn.
+ Tiêu thụ ít điện năng hơn và tỏa ra ít nhiệt hơn
+ Hiệu quả: tính toán đáng tin cậy và nhanh hơn.
- Ví dụ: IBM 1602 (1959), UNIVAC 1108 (1964),…
- 1956: RAMAC IBM 350 ra đời → sự xuất hiện của máy tính có ổ đĩa.
c) Thế hệ thứ ba
- Thời gian: 1965 - 1974
- Đặc điểm:
+ Công nghệ: mạch tích hợp IC.
+ Kích thước: nhỏ hơn.
+ Tiêu thụ ít điện năng hơn và tỏa ra ít nhiệt hơn
+ Hiệu quả: tính toán nhanh hơn.
+ Chi phí bảo trì ít hơn.
- Ví dụ: IBM-360 (1964) , Honeywell-6000,…
- Năm 1971: máy tính cá nhân ra đời.
d) Thế hệ thứ tư
- Thời gian: 1974 – 1989
- Đặc điểm:
+ Công nghệ: mạch tích hợp mật độ cao VLSI.
+ Kích thước: rất nhỏ, có thể di động.
+ Dễ sử dụng
+ Hiệu quả: chạy nhanh và đáng tin cậy.
+ Giá thành sản xuất giảm xuống thấp.
- Ví dụ: DEC 10, SAO 1000, PDP 11,… và siêu máy tính CRAY-X-MP
- 1981: máy tính Osborne 1 ra đời
→ sự xuất hiện của máy tính xách tay.
e) Thế hệ thứ năm
- Thời gian: 1990 - nay
- Đặc điểm:
+ Công nghệ: mạch tích hợp mật độ siêu cao ULSI
+ Khả năng xử lí song song của phần cứng và phần mềm AI.
- Ví dụ: IBM Simon (1992), Iphone (2007),…