[toc:ul]
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
1.1. Cơ cấu ngành dịch vụ
- Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Cơ cấu nước ta rất đa dạng, gồm các nhóm ngành : Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng…..
- Khi kinh tế càng phát triển thì cơ cấu dịch vụ càng đa dạng.
1.2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống
- Đối với sản xuất:
- Cung ứng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Tạo ra liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
- Trong đời sống:
- Tạo điều kiện việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
2.1. Đặc điểm phát triển
- Dịch vụ phát triển khá nhanh. Năm 2002 chiếm 25% lao động và chiếm 38,55 trong cơ cấu GDP nước ta.
- Cơ cấu các ngành dịch vụ ngày càng đa dạng hơn.
- Chủ yếu là dich vụ tiêu dùng (51%) dịch vụ sản xuất còn chiếm tỉ trọng nhỏ (26,8%).
2.2. Đặc điểm phân bố
- Sự phân bố dich vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta…
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ...
Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét?
Trả lời:
Tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng:
- tỉ trọng của nhóm dịch vụ tiêu dùng: 36,7 + 8,3 + 6,0 = 51%
- tỉ trọng của nhóm dịch vụ sản xuất: 10,2 + 4,7 + 11,9 = 26, 8%
- tỉ trọng của nhóm dịch vụ công cộng: 15,1 + 7,1 = 22,2 %
Nhận xét:
- Cơ cấu dịch vụ nước ta đa dạng.
- Trong cơ cấu dịch vụ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất chưa được phát triển mạnh.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò...
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính - viễn thông trong sản xuất và đời sống.
Trả lời:
- Trong sản xuất: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài.
- Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai,...
Câu 3: Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng,...
Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.
Trả lời:
- Dịch vụ tiêu dùng : 51%
- Dịch vụ sản xuất : 26,8%
- Dịch vụ công cộng : 22,2%
Nhận xét:
- Cơ cấu dịch vụ nước ta đa dạng.
- Trong cơ cấu dịch vụ, có tỉ trọng lớn nhất là dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất chưa được phát triển mạnh.
Câu 4: Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đồng đều?
Trả lời:
Hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, và các thành phố, thị xã. Ở các khu vực nông thôn và miền núi hoạt động dịch vụ ít.
Sở dĩ như vậy là do: Sự phân bố của hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng yêu cầu dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Sự phân bô' dân cư nước ta không đều giữa các vùng trong nước (giữa đồng bằng, trung du và miền núi; giữa thành thị và nông thôn,...), do đó các hoạt động dịch vụ phân bô' không đều.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu?
Câu 2: Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều ...
Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều loại hình hoạt động dịch vụ?
Trả lời:
Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư, nơi đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ở vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
Tại các đô thị lớn, có dân số đông (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,...) có nhiều loại hình dịch vụ hơn ở các đô thị nhỏ, ít dân.
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh: Dân số hơn 8 triệu người, có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Câu 3: Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất...
Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
Trả lời:
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta là bởi vì:
- Đây là những nơi tập trung đông dân cư nên nhu cầu tăng cao về mọi mặt.
- Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập trung vốn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn.
- Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
- Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
- Đồng thời là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.