Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 23: BÁNH XE VÀ HỆ THỐNG TREO
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò hứng thú của HS trong việc tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 23.1 (SGK – tr121) và trả lời câu hỏi:
Hình 23.1 minh hoạ bánh xe và hệ thống treo ô tô. Em hãy cho biết giải pháp để giảm xóc cho người và hàng hoá khi ô tô chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý:
Giải pháp để giảm xóc cho người và hàng hoá khi ô tô chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng:
Lắp lò xo giảm xóc ô tô, chiếc xe sẽ được hỗ trợ giảm xóc hấp thụ và phân tán lực tác động, giúp chiếc xe vận hành êm ái, thoải mái nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay - Bài 23 Bánh xe và hệ thống treo
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bánh xe
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, nghiên cứu mục I SGK trả lời các câu hỏi sau: + So sánh giảm xóc của xe khi sử dụng bánh cứng và khi sử dụng bánh xe đàn hồi + Tìm hiểu về vai trò của bánh xe - GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (trang 121 SGK): - Hãy cho biết vai trò của bánh xe và các bộ phận chính của nó. - Vì sao lốp có thể giữ nguyên vị trí đối với vành bánh xe? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang hoạt động mới. | I. BÁNH XE Ô TÔ - Các bộ phận chính của bánh xe: + Vành + Lốp + Van khí - Vai trò: + đỡ trọng lượng của ô tô, + tiếp nhận các lực của mặt đường tác dụng lên xe, + giảm lực va đập từ mặt đường không bằng phẳng đến xe giúp xe chuyển động an toàn. Trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá (trang 121 SGK): - Các bộ phận chính của bánh xe: + Vành + Lốp + Van khí - Lốp có thể giữ nguyên vị trí đối với vành bánh xe vì trong không gian tạo bởi lớp và vành được bơm căng khí nén, áp suất khí nén tạo áp lực giữa lốp và vành đề giữ nguyên vị trí của lốp với vành.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Hệ thống treo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ của hệ thống treo Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống treo Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo - HS nghiên cứu SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr123) Hãy cho biết tác dụng của hệ thống treo và kể tên các bộ phận chính của nó. - GV tổng kết về nội dung kiến thức Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi * Khám phá: - Tác dụng của hệ thống treo: giảm các lực va đập giữa bánh xe với phân mấp mô trên mặt đường truyền đến người và hàng hoá trên xe, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn. - Các bộ phận chính của hệ thống treo: đàn hồi, giảm chấn và liên kết. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang hoạt động mới. | II. HỆ THỐNG TREO 1. Nhiệm vụ - Hệ thống treo có tác dụng giảm lực va đập giữa bánh xe và mặt đường, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn. - Hệ thống treo được phân loại thành hai loại chính: hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc. - Hệ thống treo độc lập thường được sử dụng trên ô tô con. - Hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng trên ô tô tải. 2. Cấu tạo Hệ thống treo ô tô gồm bộ phận đàn hồi, giảm chấn và liên kết. 3. Nguyên lí làm việc - Bộ phận đàn hồi liên kết giữa bánh xe và thân xe giúp giảm thiểu lực va đập truyền lên thân xe khi xe chuyển động trên mặt đường không bằng phẳng. - Bộ phận giảm chấn tạo ra lực cản và dập tắt nhanh chóng dao động, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác