Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST bản 2 chủ đề 4: Chăm sóc gia đình của em

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo chủ đề 4: Chăm sóc gia đình của em. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VÀ THỂ HIỆN KĨ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN BỊ MỆT, ỐM

a. Thảo luận về cách quan tâm, chăm sóc người thân bị ốm mệt

  • Những cách quan tâm, chăm sóc khi người thân bị mệt mỏi: 

- Quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của người thân

- Động viên người thân suy nghĩ tích cực

- Chia sẻ để giải toả lo lắng, căng thẳng

- Kể những câu chuyện vui và tích cực

  • Những cách chăm sóc người thân bị ốm: 

- Theo dõi thường xuyên tình trạng của người ốm

- Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lí và đủ dinh dưỡng

- Vệ sinh cho người ốm

- Khi chăm sóc người ốm, cần lưu ý giữ an toàn cho người ốm và cho bản thân

- Tìm sự hỗ trợ khi gặp trường hợp khẩn cấp

b. Thể hiện lời nói và hành động khi người thân bị ốm, mệt trong các tình huống

- Tranh 1: công việc gặp khó khăn - lời nói và hành động

+ Chủ động đến gần và hỏi: “Bố ơi, con thấy bố không vui? Bố cần con làm gì không ạ?”

+ Im lặng ngồi nghe người thân chia sẻ việc không vui

+ Tư thế ngồi thoải mái, ánh mắt tập trung nhìn về phía người thân.

- Tranh 2: ăn uống không vệ sinh bị ngộ độc thực phẩm. Bị đầy bụng, chướng bụng do ăn quá nhanh,…

+ Hỏi em gái đã ăn gì để tìm nguyên nhân gây khó chịu

+ Pha một cốc nước gừng ấm

+ Kêu em nằm xuống và xoa bụng cho em.

+ Chườm nóng vùng bụng và dỗ dành em.

+ Nếu tình trạng không đã gọi điện báo cho người nhà hoặc gọi số điện thoại khẩn cấp 115.

c. Chia sẻ cảm nhận của em và người thân khi được em chăm sóc

HOẠT ĐỘNG 2. THỂ HIỆN SỰ LẮNG NGHE TÍCH CỰC TRONG GIA ĐÌNH

a. Thảo luận về hành vi lắng nghe tích cực với ý kiến đóng góp của người thân thông qua giải quyết tình huống cụ thể 

- Em thường nhận góp ý từ ba mẹ về thời khoá biểu sinh hoạt hằng ngày

- Những góp ý giúp em chú ý và tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lí, lành mạnh hơn

- Không cần nghe vì cảm thấy bản thân đã làm đúng và không có gì cần thay đổi.

- Giả vờ lắng nghe nhưng suy nghĩ hoặc làm chuyện thận

- Nghe một phần và không muốn nghe tiếp vì nghĩ rằng bản thân đã hiểu ý người nói

- Tập trung ngồi nghe, nhưng giữ im lặng và không có phản ứng gì trong suốt quá trình nghe

- Tập trung nghe và thể hiện sự tức giận, không đồng tình ngay khi cảm thấy bị tổn thương, khó chịu

- Chăm chú nghe và hồi đáp người nói một cách lễ độ, ôn hoà trong khi nghe

- Cách xử lí tình huống:

Phân tích

Hành vi nên có của Hùng

Ứng xử của bố mẹ

Hành vi của Hùng chưa phù hợp.

Lí do: Hùng có tâm trạng không ổn định và có thái độ không lễ phép với người thân có thể vì: căng thẳng việc học tập do kì thi cuối kì sắp diễn ra; sinh hoạt bất thường khiến Hùng mệt mỏi, dễ cáu gắt

- Im lặng, chăm chú lắng nghe khi bố mẹ góp ý.

- Không tranh cãi và cắt ngang lời bố mẹ. 

- Lễ phép bày tỏ tình trạng của bản thân và giải thích nguyên nhân cho bố mẹ hiểu.

- Chủ động xin lỗi về những hành vi chưa tốt và đề xuất những việc làm để thay đổi.

- Nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn; ánh mắt nhìn về hướng bố mẹ khi nói.

- …

- Hỏi và lắng nghe Hùng bày tỏ nguyên nhân.

- Khen ngợi khi Hùng thể hiện được sự chân thành, cởi mở khi tiếp nhận góp ý.

- Nói cho Hùng biết rằng gia đình luôn quan tâm; khuyến khích Hùng chia sẻ khó khăn để gia đình hỗ trợ Hùng khi cần thiết.

- ….

b. Thể hiện sự lắng nghe tích cực khi người thân chia sẻ những vấn đề trong tình huống cụ thể

- Em thường chia sẻ với chị về những khó khăn trong học tập.

- Chị thích tâm sự với em về những chuyện vui và không vui trong quan hệ với các bạn trong lớp

- Việc tâm sự, trò chuyện giúp tăng sự gắn bó giữa các thành viên gia đình; giúp an ủi và động viên lẫn nhau.

- Chỉ cần em tập trung lắng nghe

- Nhận được câu an ủi hoặc lời khuyên từ em

- Nhận được đề nghị giúp đỡ từ em.

- Nhận được sự đồng tình và khen ngợi của em.

* Phân vai xử lí tình huống:

c. Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi thể hiện lắng nghe tích cực

HOẠT ĐỘNG 3. LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH

a. Lập kế hoạch lao động tại gia đình

 

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Cách thực hiện

Kết quả

Bố

    

Mẹ 

    

Em

    

b. Thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình

- Thông khí và vệ sinh nhà cửa.

- Bảo dưỡng đồ dùng trong nhà

- Chăm sóc cây xanh

- Dọn dẹp và vệ sinh đồ dùng trong bếp

- Giặt chăn màn, gối, ga trải giường,…

c. Chia sẻ về việc thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình của em

- Nội dung: quá trình thực hiện, kết quả thực hiện, cảm xúc của em khi thực hiện, nhận xét của người thân về sự tham gia của em;

- Hình thức: ghi chép, chụp ảnh, quay video clip những việc em đã làm,...

HOẠT ĐỘNG 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRẢI NGHIỆM

Những điều em làm được

Tốt

Khá

Chưa tốt

Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân bị một, ốm trong một số tình huống cụ thể.

   

Thực hiện được những việc làm phù hợp với hoàn cảnh gia đình em để chăm sóc người thân bị một ốm.

   

Lắng nghe tích cực những góp ý từ người thân.

   

Thể hiện lắng nghe tích cực những điều người thân chia sẻ.

   

Lập và thực hiện kế hoạch lao động trong gia đình.

   
Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST chủ đề 4: Chăm sóc gia đình của em, Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com