[toc:ul]
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung vấn đề | Câu hỏi nghiên cứu | |
1 | Tính tuổi của cây bằng cách đếm vòng gỗ | Có phải vòng gỗ của cây được tạo ra hằng năm? |
2 | Bấm ngọn ở một số loài cây trồng lấy quả (mướp, cà chua, bông,...) để chúng ra hoa nhiều hơn. | Việc bấm ngọn có tác dụng giúp cây ra nhiều cành hơn không? |
3 | Tỉa cành ở một số loài cây cảnh nhỏ (hoa hồng, hoa sứ...) để kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại,... | Có phải tỉa cành giúp loại bỏ các cành yếu, tập trung dinh dưỡng cho các cành khoẻ mạnh? |
4 | Dùng auxin để giúp cảnh giâm, cành chiết ra rễ. | Tại sao khi dùng hormone thì cành giâm, cành chiết ra rễ nhanh hơn? |
5 | Nòng nọc sống hoàn toàn dưới nước, hô hấp bằng mang trong khi ếch trưởng thành sống vừa ở nước vừa ở cạn, hô hấp bằng da và phổi. | Có phải do nòng nọc và ếch trưởng thành có cấu tạo cơ thể và sinh lí khác nhau? |
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung giả thuyết | Phương án chứng minh giả thuyết | |
1 | Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một phần gỗ ở vòng ngoài. | Đếm số vòng gỗ và so với tuổi thực tế của cây (tính từ khi bắt đầu gieo trồng). |
2 | Bấm ngọn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cành do ưu thế ngọn bị ức chế. | Trồng hai chậu cây, trong đó, một chậu để nguyên ngọn, chậu còn lại bấm ngọn các cây. So sánh sự sinh trưởng của các cây ở hai chậu. |
3 | Tỉa cành có tác dụng loại bỏ những cành già yếu, các mầm thừa, tập trung dinh dưỡng cho các cành ưu thế, hạn chế sâu hại và giúp cây có hình dáng đẹp hơn. | Trồng hai chậu cây, trong đó, một chậu để nguyên cành, chậu còn lại cắt bớt những cành non và cành yếu. So sánh sự sinh trưởng của các cây ở hai chậu. |
4 | Các loại hormone auxin, GA,... có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. | Trồng các chậu cây với chế độ phun kích thích tố khác nhau và so sánh sự sinh trưởng của các cây. |
5 | Ếch có hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn nên con non có cấu tạo, hình thái, sinh lí rất khác con trưởng thành. | Quan sát vòng đời của ếch. |
a. Xác định tuổi cây
b. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của bấm ngọn đối với cây
Phiếu số 3 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:............................. Nội dung nghiên cứu:.................... | ||||||
Chậu cây | Để nguyên ngọn | Đã bấm ngọn | ||||
Kết quả | L1 | L2 | L3 | L1 | L2 | L3 |
… | … | … | … | … | … |
c. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của tỉa cành đối với cây
Phiếu số 4 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:............................. Nội dung nghiên cứu:.................... | ||||||
Chậu cây | Để nguyên cành | Đã tỉa cành | ||||
Kết quả | L1 | L2 | L3 | L1 | L2 | L3 |
… | … | … | … | … | … |
d. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của kích thích tố đối với cây
Phiếu số 5 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:............................. Nội dung nghiên cứu:.................... | ||||
Chậu cây | L1 | L2 | L3 | |
Kết quả | Không phun kích thích tố | … | … | … |
Phun ở nồng độ 0,01 - 0,03 mg/L | … | … | … | |
Phun ở nồng độ 0,1 - 0,2 mg/L | … | … | … |
e. Quan sát quá trình biến thái ở động vật