Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)

Ôn tập kiến thức lịch sử 7 kết nối tri thức bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI ĐINH, TIỀN LÊ

- Sau khi Lê Hoàn mất, tháng 10 - 1005, Thái tử Long Việt lên ngôi. Long Việt lên ngôi được 3 ngày, Long Đĩnh tự lập làm vua.

- Mùa đông năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Giới sư sãi và đại thần chán ghét triều Tiền Lê nên đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên.

=> Nhà Lý được thành lập.

- Năm 1010, nhà Lý quyết định đời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ

a) Tổ chức chính quyền

- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc. 

- Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

b) Xây dựng luật pháp và quân đội

- Bộ Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Việc xây dựng một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết. 

- Những điểm tiến bộ về luật pháp thời Lý:

+ Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

+ Pháp luật đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị.

- Quân đội được xây dựng với kỉ luật nghiêm minh, huấn luyện chu đáo, vũ khí trang bị khá đầy đủ, được chia thành hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.

+ Chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý là một chính sách hài hoà giữa quân sự và nông nghiệp, thể hiện sự sáng suốt của các vị vua nhà Lý. 

c) Chính sách đối nội, đối ngoại

- Chính sách đối nội của nhà Lý đối với tù trưởng miền núi: gả con gái cho tù trưởng động giáp ở Lạng Châu, lấy con gái của châu mục làm phi.

- Chính sách đối ngoại của nhà Lý: giữ mối quan hệ hoà hiếu với nhà Tống, dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa, đưa quan hệ Đại Việt - Chăm-pa trở lại bình thường.

3. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI

a) Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: Nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu: chính sách “ngụ binh ư nông” cày tịch điển, bảo vệ trâu bò, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương.

- Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp thời kì này khá phát triển, bao gồm hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp nhân dân.

- Thương nghiệp :

+ Ở các địa phương, hình thành các chợ, các trung tâm trao đổi hàng hoá.

+ Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển, nhiều chợ ở vùng biên giới được hình thành. Cảng biển Vân Đồn trở thành nơi buôn bán với nước ngoài tấp nập, sầm uất.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội có xu hướng phân hoá hơn.

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan) có nhiều đặc quyển.

+ Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

+ Nông dân chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.

+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo.

+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triểu đình và gia đình quan lại.

4. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC

a) Tôn giáo

- Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.

- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội. 

- Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

b) Văn học, nghệ thuật

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm văn học có giá trị như Chiếu đời đô, Nam quốc sơn hà.

- Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Các trò chơi dân gian rất được ưa chuộng.

- Thời kì này, một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo được xây dựng. Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát, được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rồng, phượng và các bệ đá hình hoa sen.

c) Giáo dục

- Nhà Lý đã chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền. Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập của con em quý tộc; sau đó, mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225), Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net