[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 91 – sgk lịch sử 12
Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
Bài tập 2: Trang 96 – sgk lịch sử 12
Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931?
Bài tập 3: Trang 96 – sgk lịch sử 12
Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?
Bài tập 4: Trang 96 – sgk lịch sử 12
Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Bài tập 5: Trang 97 – sgk lịch sử 12
Trong những năm 1932-1935, phong trào cách mạng nước ta được phục hồi như thế nào?
Bài tập 6: Trang 97 – sgk lịch sử 12
Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935)?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 97 – sgk lịch sử 12
Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh?
Bài tập 2: Trang 97 – sgk lịch sử 12
Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931?
Bài tập 3: Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933):
- Tình hình kinh tế: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái; Hoạt động sản xuất công nghiệp bị suy giảm; Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ; Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
- Tình hình xã hội: Nhiều công nhân bị sa thải. Cuộc sống của chợ thuyền ngày càng khó khăn. Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, ruộng đất bị địa chủ người pháp và người Việt chiếm đoạt. Họ bị bần cùng hóa.
Bài tập 2: Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931
Bài tập 3: Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động:
- Chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập các đội tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân.
- Kinh tế: Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ…
- Văn hóa – xã hội: Xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới…
Bài tập 4: Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930
- Chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
- Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấpcông nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Bài tập 5: Trong những năm 1932-1935, phong trào cách mạng nước ta được phục hồi:
- Cuối 1933 tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố.
- Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.
Bài tập 6: Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935)
Nội dung Đại hội : Đại hội xác định ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc. Thông qua nghị quyết chính tri và điều lệ Đảng, Bầu Ban Chấp hành TƯ do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư
Ý nghĩa Đại hội: Đánh dấu mốc tổ chức Đảng đã được khôi phục hệ thống từ trung ương đến địa phương. Tổ chức quần chúng cũng được khôi phục
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Đây là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám . Bởi vì: Phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là xô Viết Nghệ - Tĩnh đã đem lại cho quần chúng công nông niềm tin ở lực lượng cách mạng của mình, ở năng lực làm chủ đất nước và vận mệnh dân tộc của mình. Trong quá trình đấu tranh, đội ngũ cán bộ được thử thách và rèn luyện. Phong trào đã khẳng định sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhờ đó, Đảng ta được công nhận là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
Bài tập 2: Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931:
- Ưu điểm: quyết liệt, có sự đoàn kết của nhiều giai cấp, nhất là giai cấp vô sản như nông dân, công nhân. Phong trào nhận được sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, có đường lối đấu tranh rõ ràng.
- Hạn chế: sự chuẩn bị chưa chu đáo, Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa ra đời còn non trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm tỏng việc lãnh đạo cách mạng.
Bài tập 3: Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh
Thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh là:
"Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi....
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen
Tổng này, xã nọ kết liên
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào….”
"Công nông binh một phái
Anh em phải đồng tình
Quyết một dạ nhiệt thành
Để cùng nhau chiến đấu
Trận cuối cùng chiến đấu"
"Cộng sản ba mươi tiếng nổ trời
Thanh Chương đứng dậy cả muôn đời
Lêu đồn Kí Viễn tung tan tác
Xuống huyện Thanh Chương trúc đổ nhào
Phong kiến mật xanh lo chết kiếp
Thực dân mũi lõ sợ toi đời
Phong trào tranh đấu lên cao mãi
Cộng sản ba mươi tiếng nổ trời
Xách búa liềm ra hỏi lợi quyền
Quyết trong cuộc đấu ở Hưng Nguyên
Đầu rơi ba loạt không lùi bước
Máu chảy hai lần vẫn tiến lên
Chết giữa đạn bom lòng chẳng nát
Sống qua khói lửa chí thêm bền
Mười hai tháng chín ba mươi ấy
Xô viết muôn năm sử chép truyền".
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
1. Tình hình kinh tế:
- Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái
- Hoạt động sản xuất công nghiệp bị suy giảm
- Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
2. Tình hình xã hội:
- Nhiều công nhân bị sa thải. Cuộc sống của chợ thuyền ngày càng khó khăn.
- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, ruộng đất bị địa chủ người pháp và người Việt chiếm đoạt. Họ bị bần cùng hóa.
- Các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không tránh khỏi tác động xấu của khủng hoảng kinh tế. Các nghề thủ công bị phá sản, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm. Số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Bài tập 2: Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931:
1. Phong trào trên toàn quốc
- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – xã hội, phong trào cách mạng lên cao
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.
- Tháng 2 đến tháng 4 -1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.
- Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng Lần đầu tiên công nhân VN biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
- Tháng 6 đến tháng 8/1930 cuộc đấu tranh của công nhân trên cả nước.
2. Ở Nghệ - Tĩnh
o Tháng 9/1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh:
Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) …
Được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.
o Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An):
Với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc !”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.
Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.
Bài tập 3: Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động:
1. Xô Viết Nghệ - Tĩnh ra đời:
- Ra đời từ tháng 09/1930, tại Nghệ An ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê … thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.
2. Hoạt động Xô Viết Nghệ - Tĩnh:
- Chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập các đội tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân.
- Kinh tế: Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ…
- Văn hóa – xã hội: Xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới…
=> Chính sách của Xô Viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu viết (Của dân, do dân, vì dân). Là đỉnh cao của phong trào cách mạng.
Bài tập 4: Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930
1. Chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
2. Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
3. Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
4. Lãnh đạo cách mạng là giai cấpcông nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
5. Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Bài tập 5: Trong những năm 1932-1935, phong trào cách mạng nước ta được phục hồi:
- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
- Một số đảng viên hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan trở về nước họat động.
- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
- 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách báo …
- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra …
- Cuối 1933 tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố.
- Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.
Bài tập 6: Ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935):
1. Nội dung Đại hội :
- Từ ngày 27=>31-3-1935 họp tại Ma cao (TQ).
- Đại hội xác định ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.
- Thông qua nghị quyết chính tri và điều lệ Đảng
- Bầu Ban Chấp hành TƯ do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư
2. Ý nghĩa Đại hội:
- Đánh dấu mốc tổ chức Đảng đã được khôi phục hệ thống từ trung ương đến địa phương.
- Tổ chức quần chúng cũng được khôi phục
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh?
- Đây là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám . Bởi vì:
o Qua phong trào, giai cấp vô sản Việt Nam, Đảng cộng sản Đông Dương đã khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình. Thực tiễn đã khẳng định tính chất đúng đắn của đường lối chiến lược mà Đảng đề ra.
o Qua phong trào, nông dân đã thể hiện lòng tin vào giai cấp công nhân, hình thành khối liên minh công nông là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Đây là những bài học to lớn , được quán triệt trong quá trình đấu tranh sau này.
o Phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là xô Viết Nghệ - Tĩnh đã đem lại cho quần chúng công nông niềm tin ở lực lượng cách mạng của mình, ở năng lực làm chủ đất nước và vận mệnh dân tộc của mình.
o Trong quá trình đấu tranh, đội ngũ cán bộ được thử thách và rèn luyện.
o Phong trào đã khẳng định sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhờ đó, Đảng ta được công nhận là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
- Với những ý nghĩa hết sức to lớn ấy, phong trào 1030 – 1031 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. Đánh giá Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Nguyễn Ái Quốc viết “ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào trong một biển máu, những Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ một tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.
Bài tập 2: Nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931:
1. Ưu điểm: quyết liệt, có sự đoàn kết của nhiều giai cấp, nhất là giai cấp vô sản như nông dân, công nhân. Phong trào nhận được sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, có đường lối đấu tranh rõ ràng.
2. Hạn chế: sự chuẩn bị chưa chu đáo (vũ khí thô sơ, người tham gia chưa được huấn luyện quân sự,...), Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa ra đời còn non trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm tỏng việc lãnh đạo cách mạng.
Bài tập 3: Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh
1. Thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh là:
"Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi....
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen
Tổng này, xã nọ kết liên
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào….”
"Công nông binh một phái
Anh em phải đồng tình
Quyết một dạ nhiệt thành
Để cùng nhau chiến đấu
Trận cuối cùng chiến đấu"
"Cộng sản ba mươi tiếng nổ trời
Thanh Chương đứng dậy cả muôn đời
Lêu đồn Kí Viễn tung tan tác
Xuống huyện Thanh Chương trúc đổ nhào
Phong kiến mật xanh lo chết kiếp
Thực dân mũi lõ sợ toi đời
Phong trào tranh đấu lên cao mãi
Cộng sản ba mươi tiếng nổ trời
Xách búa liềm ra hỏi lợi quyền
Quyết trong cuộc đấu ở Hưng Nguyên
Đầu rơi ba loạt không lùi bước
Máu chảy hai lần vẫn tiến lên
Chết giữa đạn bom lòng chẳng nát
Sống qua khói lửa chí thêm bền
Mười hai tháng chín ba mươi ấy
Xô viết muôn năm sử chép truyền".