[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 99 – sgk lịch sử 12
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Bài tập 2: Trang 102 – sgk lịch sử 12
Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 102 – sgk lịch sử 12
Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong bối cảnh:
Tình hình thế giới: thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới. Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền , thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa
Tình hình trong nước:
- Chính trị: Ở Việt Nam nhiều đảng phái hoạt động, Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất.
- Kinh tế: Pháp tăng cường khai thác thuộc địa.
- Xã hội: Đời sống của nhân dân gặp khó khăn.
Bài tập 2: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939:
o Là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
o Buộc chính quyền của thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ.
o Quần chúng được giác ngộ về chính trị.
o Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
o Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
o Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
o Phong trào dân chủ 1936-1939, là 1 cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 có:
- Quy mô: rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận.
- Lược lượng tham gia: Đông đảo, không phân biệt thành phần, giai cấp.
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai hay nửa công khai.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong bối cảnh:
1. Tình hình thế giới:
- Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
- Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền , thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa
2. Tình hình trong nước:
- Về chính trị: Ở Việt Nam nhiều đảng phái hoạt động, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất.
- Về kinh tế: Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại cho kinh tế của “chính quốc”.
- Về xã hội: Đời sống của nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Bài tập 2: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939:
1. Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
- Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, đã buộc chính quyền của thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ.
- Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ về chính trị, đã tham gia mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượng hùng hậu của cách mạng , cán bộ được tập hợp thành đội ngũ đông đảo và trưởng thành.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
- Phong trào dân chủ 1936-1939, là 1 cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 có:
1. Quy mô: ộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận.
2. Lược lượng tham gia: Đông đảo, không phân biệt thành phần, giai cấp.Ở thành thị rất sôi nổi tạo nên đội quân chính trị hùng hậu.
3. Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai hay nửa công khai.
=> Nhằm chống phát xít và chiến tranh.Chống thực dân phản động. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình