Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 1 Phần 1: Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P3)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 Phần 1: Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 5: Thực hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thực hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS có thể tiến hành nghiên cứu cụ thể về một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 5: Thực hành nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hoạt động 1: Các bước tiến hành

-       GV chia HS thành từng nhóm để tiến hành thực hành nghiên cứu vấn đề văn học trung đại Việt Nam

+ Nhóm 1: từ ý tưởng đến xác lập đề tài nghiên cứu

+ Nhóm 2:  Từ đề tài nghiên cứu đến xác lập nội dung nghiên cứu

+ Nhóm 3: Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài và nội dung nghiên cứu

+ Nhóm 4: Triển khai đề tài nghiên cứu

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Thực hành nghiên cứu hoàn chỉnh một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV chia HS thành từng nhóm để tiến hành thực hành nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) và vận dụng ngôn ngữ Truyện Kiều trong giao tiếp

+ Nhóm 1: Xác định mục đích phạm vi nghiên cứu

+ Nhóm 2: Phương pháp nghiên cứu

+ Nhóm 3:  Nội dung nghiên cứu

+ Nhóm 4: Tài liệu tham khảo

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V: Thực hành nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

-   Nhóm 1: Từ ý tưởng nghiên cứu đến xác lập đề tài nghiên cứu

Khi xác lập đề tài nghiên cứu HS có thể tham khảo ý kiến hoặc sử dụng đề tài do thầy cô hay những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu gợi ý.

Ví dụ:

Với ý tưởng nội dung yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam thì HS có thể triển khai các đề tài sau:

+ Đề tài 1: Cảm hứng yêu nước qua một số tác phẩm nghị luận thời trung đại

+ Đề tài 2: Ý thức độc lập dân tộc niềm tự hào dân tộc qua một số bài thơ trong văn học trung đại Việt Nam

+ Đề tài 3: Lòng yêu nước qua thơ viết về thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam.

-   Nhóm 2: Từ đề tài nghiên cứu đến xác lập nội dung nghiên cứu

Những nội dung nghiên cứu được hình thành từ câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu. Giả thiết nghiên cứu là đáp án tạm thời, đáp án dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu, xác lập nội dung dự kiến sẽ nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

-   Vị trí của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

-   Giá trị nhận đạo của thơ Hồ Xuân Hương qua hình tượng người phụ nữ

-                     Vẻ đẹp của người phụ nữ

-                     Bi kịch của người phụ nữ

-                     Khát vọng của người phụ nữ

-                     Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ

Nhóm 3: Thu nhập tài liệu có liên quan tới đề tài và nội dung nghiên cứu

+ Các nguồn thu thập tài liệu:

·        Thư viện (trường, địa phương…)

·        Internet: sử dụng các công cụ tìm kiếm với những địa chỉ tin cậy

+ Cách thức và nội dung tài liệu cần tìm kiếm

·        Dùng tên đề tài, tên đề mục của nội dung cần nghiên cứu để xác định tài liệu

Ví dụ: Vấn đề nghiên cứu là thể loại văn học trong văn học trung đại Việt Nam thì tìm đến tên những công trình nghiên cứu về thể loại.

·        Khi thu thập tài liệu cần phân loại theo nội dung nghiên cứu, ghi chép những vấn đề có liên quan tới nội dung nghiên cứu, đồng thời ghi lại những suy nghĩ của bản thân trong quá trình đọc tài liệu

-   NHóm 4: Triển khai đề tài nghiên cứu

+ Lập đề cương chi tiết cho những nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu theo những nội dung được xác lập ở đề cương chi tiết

Hoạt động 2: Thực hành nghiên cứu hoàn chỉnh một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

- Nhóm 1: Xác định mục đich, phạm vi nghiên cứu

+ Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về những thành công nghệ thuật của ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều để vận dụng vào đời sống xã hội đương đại

+ Phạm vi nghiên cứu: thành phần ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp.

Nhóm 2: Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp khảo sát hệ thống hóa: thống kê, phân loại những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích nội dung và nghệ thuật những câu thơ hay trong Truyện Kiều thể hiện ngôn ngữ giao tiếp.

+ Phương pháp liên ngành: Liên ngành giữa văn học và ngôn ngữ, liên ngành giữa văn học và văn hóa để tìm hiểu ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều.

-   Nhóm 3: Nội dung nghiên cứu

a.   Hoàn cảnh giao tiếp

+ Gặp gỡ - chia xa – đoàn tụ

+ Thuận lợi – khó khăn, hòa hợp – xung đột

b.    Đối tượng giao tiếp

+ Giao tiếp theo vai : ngang vai, trên dưới

+ Giao tiếp theo trình độ văn hóa

c.   Nội dung giao tiếp

+ Thể hiện tình cảm, ý chí

·        Tâm trạng: buồn- vui, yêu thương – căm giận, ngợi khen- chê trách….

·         Ý chí: hoài nghi – tin tưởng, chán nản – quyết tâm….

-  Thể hiện các mối quan hệ gia đình, xã hội

+ Quan hệ gia đình: cha con, chồng vợ, anh em

+ Quan hệ xã hội: lứa đôi, bạn bè, họ hàng, làng xóm

d.    Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều với đời sống đương đại

+ Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp ở Truyện Kiều trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống

+ Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

·        Tăng tính chất hàm súc, thâm thúy trong giao tiếp

·        Tăng tính chất tinh tế, ứng xử văn hóa trong giao tiếp

-                     Nhóm 4: Tài liệu tham khảo

+ Đỗ Hữu Châu (2003) Ngôn ngữ học đại cương

+ Đặng Thanh Lê (1979) Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm

+ Nguyễn Lộc (1997) Nghệ thuật điển hình hóa và ngôn ngữ “Truyện Kiều”

 Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX

+ Phạm Văn Nam (2009) Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông theo hướng giao tiếp

+ Trần Đình Sử (2002) Thi pháp “Truyện Kiều”.

 

  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn học trung đại Việt Nam
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Baì làm của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tự chọn một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam triển khai thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:

Em hãy dựa vào kiến thức đã học chọn một vấn đề của văn học trung đại để triển khai nghiên cứu: cảm hứng nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Trãi, hoặc cảm hứng yêu nước trong Nam quốc sơn hà…..

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết bài
  4. Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cảm hứng nhân đạo thể hiện trong văn học trung đại Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian sưu tầm ở nhà qua

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:
  1. Khái quát tình hình văn học trung đại Việt Nam:

- Tình hình xã hội

+ Từ thế kỉ X nước ta đã giành được quyền tự chủ (938).

+ Giai cấp phong kiến Việt Nam đóng vai trò tích cực trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, điển hình như kháng chiến chống giặc Tống, quân Mông Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh và thực dân Pháp xâm lược (1858).

+ Xã hội bao gồm hai tầng lớp chính đó là phong kiến và nông dân.

- Tình hình văn học

+ Văn học trung đại (hay là văn học viết thời phong kiến) từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX đi cùng với sự xuất hiện của một số tác phẩm văn học của các tác giả hoặc khuyết danh.

+ Tầng lớp tinh thông và tâm huyết về hán học có tinh thần dân tộc công khai mở đầu cho dòng văn học viết này.

+ Văn học trung đại ra đời đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học Việt Nam cùng với văn học dân gian làm cho diện mạo văn học của dân tộc được hoàn chỉnh và phong phú.

+ Văn học trung đại gồm hai thành phần chính

- Văn học chữ Hán

+ Được sáng tác bằng chữ Hán, song vẫn có tinh thần dân tộc cao bởi phản ánh được tình hình đất nước, xã hội và con người Việt Nam. Mặc dù vậy thì bộ phận văn học này vẫn có những hạn chế nhất định bởi vì chữ Hán không được dùng phổ biến ở nước ta (thường chỉ dùng trong tầng lớp quý tộc).

+ Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Lam Sơn thực lực, Phú núi chí linh, Quân trung từ mệnh tập…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân thi tập), Nguyễn Dữ (truyền kỳ mạn lục), Ngô gia văn phái (Hoàng Lê nhất thống chí), Lê Hữu Trác (Thượng kinh kí sự)…

- Văn học chữ Nôm

+ Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán (khoảng thế kỷ XIII), tuy nhiên đây lại là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển văn học của dân tộc.

+ Nhìn chung, văn học chữ Nôm ra đời được thuận lợi hơn khi đã phản ánh một cách trung thực hiện thực cuộc sống cũng như đời sống tâm hồn con người Việt Nam thời bấy giờ.

- Văn học chữ Quốc ngữ

+ Xuất hiện từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác văn học.

+ Đến đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ mới được dùng phổ biến và trở nên rộng rãi, trở thành văn tự gần như duy nhất để sáng tác văn học ở nước ta.

2.BIểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại

- Cảm thông, chia sẻ với số phận con người bất hạnh

- Khẳng định, trân trọng, đề cao phẩm chất, tài năng, những quan hệ đạo đức tốt đẹp và khát vọng chính đáng của con người.

- Tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người, bênh vực, bảo vệ và thay con người nói tiếng nói đấu tranh cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng về công lí chính nghĩa của họ.

- Các tác phẩm: Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác thiền sư), Binh Ngô đại cáo, Tùng, Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Ghét chuột, Nhàn... (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)...

  • Hướng dẫn về nhà

+ Ôn tập bài học về nhà Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

+ Soạn bài : Viết báo cao nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 1 Phần 1: Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P3)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều, Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều CĐ 1 Phần 1: Nghiên cứu một vấn, soạn Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 1 Phần 1: Nghiên cứu một vấn

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay