Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 11.1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: PHÂN BÓN HỮU CƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân loại được phân bón hữu cơ: phân hữu cơ truyền thống; phân hữu cơ sinh học; phân hữu cơ khoáng.
  • Nêu được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ.
  • Trình bày được vai trò của phân bón hữu cơ, cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón hữu cơ thông dụng và một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
  • Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón hữu cơ.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được các khái niệm liên quan đến phân bón hữu cơ.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
  • Nêu được vai trò của phân bón hữu cơ
  • Phân loại được phân bón hữu cơ: phân hữu cơ truyền thống; phân hữu cơ sinh học; phân hữu cơ khoáng.
  • Trình bày được quy trình sản xuất và cách sử dụng một số loại phân bón hữu cơ.
  • Trình bày được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ.
  • Trình bày được cách bảo quản của một số loại phân bón hữu cơ thông dụng.
  • Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, các video/ clip về phân bón hữu cơ
  • Tranh ảnh, các video/ clip giáo dục HS tái sử dụng rác thải, bảo vệ môi trường
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được các nhiệm vụ của bài học.
  3. Nội dung: HS làm việc cá nhân, thực hiện công não để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập:
  • Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
  • Các nhiệm vụ học tập trong bài học mà HS định hướng cần thực hiện, như:
  • Tìm hiểu phân loại và quy trình sản xuất một số loại phân bón hữu cơ.
  • Bảo quản phân bón hữu cơ,...
  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cung cấp thông tin, hình ảnh: Nông nghiệp hữu cơ đang phát triển nhanh chóng trên thế giới vì những lợi ích mang lại cho con người và môi trường. Do đó, thúc đẩy sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ cũng là một trong những xu hướng của nông nghiệp hiện đại.

- GV đặt vấn đề: “Làm thế nào để biến một số rác thải từ nhà bếp thành phân bón hữu cơ dùng để bón cho cây cảnh trồng tại nhà?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:

Để ủ rác nhà bếp đơn giản nên kết hợp dùng thêm chế phẩm sinh học hoặc men vi sinh hữu cơ. Đây chính là chất xúc tác đẩy mạnh quá trình ủ, biến chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đảm bảo dinh dưỡng sạch cho rau củ, cây trồng.

Chúng ta hoàn toàn có thể tự làm phân bón hữu cơ tại nhà từ những rác thải hữu cơ.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Việc biến những rác thải hữu cơ thành các loại phân bón hữu cơ thì vừa tiết kiệm tài chính, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường xung quanh. Vậy phân bón hữu cơ là gì? Vai trò của chúng trong nông nghiệp và tác động đến môi trường như thế nào? phân loại và quy trình sản xuất một số loại phân bón hữu cơ, cách bảo quản phân bón hữu cơ,... Để tìm hiểu các vấn đề trên chúng ta cùng nghiên cứu Bài 3: Phân bón hữu cơ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò phân bón hữu cơ và sự phân loại phân bón hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của phân bón hữu cơ; phân loại được phân bón hữu cơ.
  2. Nội dung: HS làm việc theo cặp đôi: Đọc sách, trao đổi, thống nhất về nội dung và hình thức báo cáo.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Nội dung kiến thức ghi vào vở.
  • Biểu hiện của kĩ năng “trình bày được” đối với vai trò phân bón hữu cơ và “phân loại được” đối với phân bón hữu cơ.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc nội dung trang 21, 22 bao gồm cả nội dung Kiến thức bổ trợ trong sách CĐHT, từ đó có thể dùng ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ kết hợp với sơ đồ để cho biết rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu về:

+ Vai trò của phân bón hữu cơ.

+ Các loại phân bón hữu cơ.

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH thảo luận 1

Để kích thích sự phát triển rễ của hạt mầm, nên ưu tiên dùng phân bón vô cơ hay phân bón hữu cơ? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo cặp đôi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV lựa chọn cặp đôi báo cáo theo “ý đồ sư phạm”.

- Các cặp đôi còn lại ghi nhận, bổ sung, góp ý đối với các báo cáo.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV tổng kết kiến thức vai trò phân bón hữu cơ và các loại phân bón hữu cơ để HS ghi vào vở.

- GV nhận xét, đánh giá biểu hiện “trình bày được” và “phân loại được” của HS trong báo cáo.

- GV định hướng hoạt động học tiếp theo: Tìm hiểu quy trình sản xuất và cách sử dụng một số loại phân bón hữu cơ.

I. VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón hữu cơ có vai trò cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng như N, K, Mg, Fe,... cho đất và cây trồng, đồng thời cung cấp mùn góp phần cải tạo đất.

Trả lời CH thảo luận 1

Để kích thích sự phát triển rễ của hạt mầm, nên ưu tiên dùng phân bón vô cơ vì chúng mang lại hiệu quả cao, cây nhanh chóng ra dễ. Trong khi đó phân hữu cơ chỉ được cây hấp thụ khi chúng đã khoáng hóa, quá trình này diễn ra từ từ nên phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng chậm hơn với phân vô cơ.

II. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ

- Dựa vào nguồn gốc và cách chế biến chia thành 3 loại chính:

+ Phân hữu cơ truyền thống (Phân chuồng, phân xanh, phân rác);

+ Phân hữu cơ sinh học;

+ Phân hữu cơ khoáng.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất và cách sử dụng một số loại phân bón hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy trình sản xuất và cách sử dụng một số loại phân bón hữu cơ
  2. Nội dung: HS làm việc nhóm theo kĩ thuật “các công đoạn”, đọc sách CĐHT và báo cáo.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Từ hoạt động của HS và tổng kết kiến thức của GV dẫn đến nội dung tóm tắt ghi vào vở.
  • Biểu hiện của kĩ năng “trình bày được” và “phân tích được” các công việc cần thực hiện khi thực hiện nhiệm vụ.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc nội dung sách CĐHT trang 22 – 25 bao gồm cả luyện tập 1, 2 trang 23, CH thảo luận 2 - 4 trang 24

Luyện tập 1: Quá trình ủ phân chuồng có sinh ra CO2, NH4+. Các chất này sẽ phản ứng với nước để tạo ra đạm ammonium carbonate. Viết phương trình hoá học của phản ứng vừa nêu.

Luyện tập 2: Dùng phương pháp ủ nóng để sản xuất phân chuồng thì đạm ammonium carbonate dễ biến đổi bởi nhiệt tạo khí carbon dioxide và ammonia. Vì vậy làm tổn thất đạm nhiều hơn so với phương pháp ủ nguội. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng vừa nêu.

Câu hỏi 2: Với quá trình sản xuất phân chuồng, hãy:

a) Chỉ ra ưu điểm về thời gian thực hiện, chất lượng sản phẩm giữa ủ nóng và ủ nguội.

b) Dự báo các tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường.

Câu hỏi 3: Loại rác nào sau đây không thể sử dụng làm phân rác tại nhà?

A. Rơm, rạ, lá cây khô.

B. Giấy, bã mía, mùn cưa.

C. Túi nylon, xương động vật.

D. Vỏ trái cây, vỏ các loại củ.

Câu hỏi 4: Quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học có tạo thành khí ammonia và methane không? Giải thích.

- GV chia lớp thành 5 nhóm, HS làm việc theo 5 nhóm:

+ Mỗi nhóm một nhiệm vụ, trình bày trên giấy A0 về quy trình và cách sử dụng:

(1) phân chuồng,

(2) phân xanh,

(3) phân rác,

(4) phân hữu cơ sinh học,

(5) phân hữu cơ khoáng.

+ Nhóm tự tổ chức đánh giá mức độ các thành nhiệm vụ được giao của mỗi thành viên trong nhóm theo mẫu phiếu tự đánh giá (phía dưới hoạt động) về mức độ hoàn thành nhiệm vụ mỗi thành viên

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, treo sản phẩm trên tường lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm phối hợp theo kĩ thuật các công đoạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt kiến thức và nội dung ghi vào vở.

- GV thu nhận phiếu tự đánh giá của mỗi nhóm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ mỗi thành viên, lưu trữ.

- GV nhận xét, đánh giá:

+ Biểu hiện “trình bày được” của HS đối với mỗi quy trình sản xuất và cách sử dụng phân bón hữu cơ.

+ Hiệu quả việc phối hợp giữa các nhóm theo kĩ thuật “các công đoạn”.

- GV định hướng hoạt động học tiếp theo: Tìm hiểu ưu, nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ, cách bảo quản và tác động tới môi trường của phân bón hữu cơ.

III. THÀNH PHẦN, QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ

1. Phân hữu cơ truyền thống

a) Phân chuồng

- Thu được từ quá trình ủ chất thải động vật

- Có thể tiến hành ủ nóng hoặc ủ nguội hoặc kết hợp ủ nóng và ủ nguội.

- Phân chuồng chủ yếu được dùng để bón lót bằng cách vùi trong đất để tránh mất đạm và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Nếu sử dụng để bón thúc thì phân chuồng phải được ủ đến hoai mục.

Trả lời Luyện tập 1, 2

1. PTHH:

2NH4+ +CO2 + H2O → (NH4)2CO3 + H2.

2. PTHH:

(NH4)2CO3  2NH3 + CO2.

b) Phân xanh

- Nguyên liệu để làm phân xanh là các cây phân xanh (bèo, keo, các cây họ đậu, lạc, muồng, điên điển (điền thanh),...).

- Quy trình làm phân xanh: cây phân xanh thường được cắt ra, phần thân và phần cành được dùng để phủ cho gốc cây trồng hoặc bề mặt đất trồng, phần lá được vùi trực tiếp vào trong đất.

- Phân xanh chỉ dùng để bón lót do quá trình khoáng hoá chậm.

c) Phân rác

- Được chế biến từ tàn dư của thực vật sau thu hoạch hoặc các loại rác

- Quy trình làm phân rác: các nguyên liệu được trộn với phân chuồng đã hoai mục, nước tiểu của gia súc, vôi, tro bếp,... để thúc đẩy sự khoáng hóa của quá trình ủ

- Khi bón, rải đều phân rác trên đất rồi tiến hành cày xới để vùi vào đất, bón lót cho cây.

Trả lời CH thảo luận 3

3. Chọn đáp án C.

Túi nylon, xương động vật là những chất khó phân hủy và cây không thể hấp thụ được.

2. Phân hữu cơ sinh học

- Thành phần có chất hữu cơ với một hoặc nhiều chất sinh học có ích cho cây trồng

- Quy trình sản xuất:ủ nguyên liệu nhằm mục đích thúc đẩy quá trình khoáng hóa, đồng thời tạo ra các chất sinh học nhờ các vi sinh vật tự nhiên. Quá trình ủ thường diễn ra 40 - 50 ngày

- Phân hữu cơ sinh học dùng để bón lót và bón thúc bằng cách vùi vào đất

3. Phân hữu cơ khoáng

- Được chế biến từ quá trình ủ nguyên liệu hữu cơ tự nhiên rồi trộn với chất vô cơ chứa một ít nguyên tố dinh dưỡng đa lượng phù hợp cho mục đích sử dụng

- Có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.

- Khi bón phân hữu cơ khoáng được vùi vào đất.

Trả lời CH thảo luận 4

Quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học có tạo thành khí ammonia và methane.

Quá trình chuyển hóa kỵ khí chất thải rắn hữu cơ có thể sinh ra các khí CH4, CO2, NH3, H2S.

Quá trình chuyển hóa hiếu khí chất thải rắn hữu cơ có thể sinh ra các khí CO2, NH3, sản phẩm khác và năng lượng.

Kết luận

- Giai đoạn chủ yếu của quá trình sản xuất phân bón hữu cơ là ủ các nguyên liệu.

- Phân bón hữu cơ dùng để bón lót là chính, có thể bón thúc nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.

 

Mẫu phiếu tự đánh giá

Họ và tên thành viên

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Các biểu hiện

Các biểu hiện

Các biểu hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

-------------------------Còn tiếp-----------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.1 Bài 3: Phân bón hữu cơ, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều CĐ 11.1 Bài 3: Phân bón hữu cơ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay