Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 11.3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Năng lực chung:
Năng lực Hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc logo mở đầu trang 52 SCĐ:
Khí gas, xăng, dầu hòa, sáp (dùng làm đèn cầy) là những sản phẩm thu được từ dầu mỏ. Các chất này được tạo ra từ dầu mỏ như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Phải dùng nhiều phương pháp lí hóa khác nhau để chế biến dầu mỏ. Chế biến dầu mỏ xảy ra bao nhiêu giai đoạn, thu được các sản phẩm nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm của dầu mỏ? Nhà máy hóa – lọc dầu ở Việt Nam dùng công nghệ nào, xử lí ra sao? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được các câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài - Bài 8: Chế biến dầu mỏ
Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn chế biến dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tìm hiểu nội dung mục I SCĐ trang 52 - 55 và nêu tên các giai đoạn chế biến dầu mỏ - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đọc mục I, quan sát hình 8.1, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 – 4 SCĐ trang 52 – 55: 1. Công đoạn nào trong quá trình lọc dầu là quá trình hóa học? Công đoạn nào là quá trình vật lí? 2. Để loại bỏ muối và nước có trong dầu thô, người ta thêm nước vào dầu thô rồi để lắng (có thể thêm hóa chất để sự phân tách giữa lớp nước và lớp dầu được thuận lợi hơn) a) Mục đích của việc thêm nước là gì? b) Khi để lắng, lớp dầu nằm phía trên hay phía dưới? Vì sao? c) Phương pháp nào được sử dụng để tách lớp nước và lớp dầu ra khỏi nhau? 3. Thành phần các hydrocarbon mạch ngắn có trong sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu luôn lớn hơn nhiều so với thành phần của chung có trong dầu thô. Điều này làm tăng hay giảm giá trị của dầu thô ban đầu? Vì sao? 4. Xăng và dầu hỏa là những chất nguyên chất hay là những hỗn hợp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu mục I, quan sát Hình 8.1, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 – 4 SCĐ trang 52 – 55 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi CH thảo luận 1 – 4 SCĐ trang 52 – 55. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các giai đoạn chế biến dầu mỏ |
1. Các giai đoạn chế biến dầu mỏ Các giai đoạn chế biến dầu mỏ bao gồm: tiền xử lí, chưng cất, cracking (cracking nhiệt, cracking xúc tác) và reforming Trả lời CH thảo luận 1 - 4 SCĐ trang 52 – 55 1. - Quá trình tiền xử lí, cracking, reforming là quá trình hóa học - Quá trình chưng cất là quá trình vật lí 2. a) Mục đích của việc thêm nước là để dầu lẫn vào nước ở lớp dưới có thể nổi hết lên trên, và để muối lắng xuống dưới b) Lớp dầu nằm phía trên do dầu nhẹ hơn nước c) Phương pháp chiết 3. Điều này làm tăng giá trị của dầu thô ban đầu vì hydrocarbon mạch ngắn có nhiều trong xăng, tạo ra nguyên liệu cho quá trình tổng hợp polymer, sợi tổng hợp,… 4. Xăng và dầu hỏa là những chất hỗn hợp, vì quá trình chưng cất phân đoạn thu được hỗn hợp nhiều chất trong một khoảng nhiệt độ sôi nhất định
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II SCĐ trang 55 – 56 và thực hiện nhiệm vụ: + Sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu được tách ra khỏi nhau bằng cách nào? + Trình bày tên gọi, nhiệt độ của các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ + Trình bày ứng dụng chủ yếu của mỗi phân đoạn thu được từ quá trình chế biến dầu mỏ. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm thảo luận trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55: LPG và xăng là các sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu. Hãy nêu một vài ứng dụng của các sản phẩm này trong thực tế Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS mục 2 SCĐ, thực hiện nhiệm vụ được giao - HS làm việc nhóm trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận - Đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55. - GV mời HS nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các sản phẩm dầu mỏ |
2. Các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ - Sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu được tách ra khỏi nhau bằng cách chưng cất phân đoạn dựa theo nhiệt độ sôi của chúng - Các sản phẩm chủ yếu gồm: + Khí hóa lỏng hay LPG: hỗn hợp của propane và butane được hóa lỏng ở nhiệt độ môi trường bằng cách nén ở áp suất cao. LPG được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp hóa dầu + Xăng (gasoline) và naphtha: hỗn hợp phức tạp gồm các phân đoạn chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp của quá trình lọc dầu. Xăng, dầu được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ. Naphtha được làm nguyên liệu cho hóa dầu + Xăng phản lực và dầu hỏa (kerosene): hỗn hợp của các phân đoạn chất lỏng có nhiệt độ sôi cao hơn so với xăng và naphtha. Xăng phản lực được sử dụng cho máy bay. Dầu hỏa được sử dụng làm nhiên liệu đa dụng trong đời sống + Dầu cặn: phân đoạn có nhiệt độ sôi cao nhất, được sử dụng trong các nhà máy điện, động cơ tàu thủy và cũng là nguyên liệu cho hóa dầu Trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55: - LPG hay khí hoá lỏng được dùng làm nhiên liệu (gas) để đun, nấu, sưởi ấm, thắp sáng … Ngoài ra, còn được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu. - Xăng được dùng làm nhiên liệu cho các động cơ ô tô, xe máy…
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chỉ số octane của xăng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức SCĐ trang 56 – 57 và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu khái niệm chỉ số octane và ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng xăng + Nêu chỉ số octane của một số hydrocarbon + Trình bày được cách nâng cao chỉ số octane cho xăng và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SCĐ trang 56 – 57, trả lời các câu hỏi, trình bày tác hại của xăng và phụ gia trong xăng đối với môi trường, sức khỏe; đề ra các biện pháp sử dụng xăng an toàn, hiệu quả. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; 1 – 2 HS trình bày báo cáo; HS khác nhận xét, góp ý. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức, chuyển sang hoạt động luyện tập. |
III. Chỉ số octane của xăng - Chỉ số octane là một hệ thống đánh giá chất lượng của xăng theo mức độ chịu nén của hỗn hợp xăng và không khí trong động cơ - Chỉ số octane càng cao thì xăng đưa vào động cơ càng chịu nén tốt và cháy triệt để. - Heptane được quy ước có chỉ số octane RON bằng 0; 2,2,4-trimethylpentane được quy ước có chỉ số octane RON bằng 100. - Tăng chỉ số octane bằng cách tăng hàm lượng các hydrocarbon mạch nhánh trong sản phẩm lọc dầu. - Để sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, gắn với việc bảo vệ môi trường, người tiêu dùng cần sử dụng xăng, dầu tương thích với động cơ; lượng benzene trong xăng, dầu, hàm lượng sulfur phải được hạn chế.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều CĐ 11.3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ