Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc ( P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực âm nhạc:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS theo dõi tiết mục biểu diễn thanh nhạc sau đây và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về nội dung, giai điệu âm nhạc, hình thức biểu diễn và phong cách của người biểu diễn?
- GV chiếu video: https://www.youtube.com/watch?v=9k56Yn43KSs
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ câu tả lời của mình trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, kết luận phần trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Bài 1 – Những vấn đề về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.
Hoạt động 1. Khái niệm kĩ năng biểu diễn thanh nhạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 sgk chuyên đề âm nhạc và trả lời câu hỏi: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin sgk, tiếp nhận câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát kĩ năng tự học của HS, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 HS đứng dậy trình bày khái niệm kĩ năng biểu diễn thanh nhạc. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra khái niệm. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Khái niệm kĩ năng biểu diễn thanh nhạc - Khái niệm: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc là khả năng, cách thức biểu diễn vận dụng những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực thanh nhạc gồm kĩ thuật hát, kĩ thuật diễn để trình bày bài hát trước công chúng. |
Hoạt động 2: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc trên sân khấu – Động tác hình thể sân khấu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm bốc thăm và tìm hiểu một động tác hình thể sân khấu: 1. Động tác chào 2. Ánh mắt 3. Nét mặt 4. Tư thế biểu diễn 5. Động tác vũ đạo 6. Trang phục, vũ đạo. - Sau khi bốc thăm xong, các nhóm thảo luận và ghi đáp án ra giấy A4. - Sau 5 phút thảo luận, các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng thuyết trình về nội dung nhóm mình thảo luận. - Cuối cùng, GV tổ chức cho HS biểu quyết nhóm có màn thuyết trình hay nhất. Bước 2: HS quan sát, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm - Các nhóm phân công nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra ý kiến, phân công người thuyết trình. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình nội dung nhóm đã bắt được. - GV quan sát, lắng nghe và ghi lại những ưu, nhược điểm của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, chốt lại kiến thức về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc trên sân khấu bằng các động tác cơ thể. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc trên sân khấu 2.1. Động tác hình thể sân khấu a. Động tác chào - Là động tác đầu tiên và cuối cùng, báo hiệu bắt đầu và kết thúc tiết mục biểu diễn. - Động tác chào diễn ra trước hoặc sau lời dẫn. - Thể hiện động tác chào tự nhiên, tự tin và thân thiện. - Cách thực hiện: hơi cúi người, tay để nhẹ trên bụng hoặc ngực, hướng ánh mắt về khán giả, biểu lộ cảm xúc phù hợp. b. Ánh mắt - Giúp người hát thể hiện tính chất âm nhạc và truyền đạt cảm xúc của bài hát. - Ánh mắt giúp khán giả cảm nhận được niềm vui, tính hài hước, trong sáng, trang trọng… - Giúp kết nối với khán giả, tương tác với bạn diễn -> tiết mục tự nhiên, có tính kết nối. c. Nét mặt - Thể hiện sự tự tin, chủ động trong phần biểu diễn, tạo sự hấp dẫn cho tiết mục. - Cần thể hiện nét mặt với sự thả lỏng tự nhiên, để biểu hiện sự tươi vui, đau buồn, quyết tâm, dữ dội…phù hợp tính chất tác phẩm. - Gương mặt hướng về khán khả, có thể thay đổi hướng nhìn tương tác với các vị trí khán giả khác nhau. d. Tư thế biểu diễn - Tư thế ngồi hoặc đứng, có thể thay đổi tư thế tùy không gian và tính chất bài hát. - Thể hiện đồng bộ các động tác ánh mắt, khuôn mặt, tay, chân…để biểu lộ cảm xúc. e. Động tác vũ đạo - Giúp người hát thể hiện nội dung, tính chất âm nhạc của tác phẩm. - Có thể sử dụng các động tác được cách điệu để minh họa hoặc phụ họa cho tác phẩm. f. Trang phục, đạo cụ. - Trang phục: Phù hợp với chủ đề, nội dung tiết mục, đồng bộ giữa các thành viên tham gia tiết mục. - Đạo cụ phù hợp với chủ đề, tính chất âm nhạc của ca khúc, liên quan chặt chẽ đến vũ đạo. - Đạo cụ phổ biến: khăn, gậy, nón, dải lụa, cờ, quạt, cành hoa… |
-----------------------------------Còn tiếp---------------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 1: Những vấn đề chung, soạn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều CĐ 1 Bài 1: Những vấn đề chung