Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Những vấn đề chung về chỉ huy

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Bài 1: Những vấn đề chung về chỉ huy. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/… 

CHUYÊN ĐỀ 3: KĨ NĂNG CHỈ HUY

BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ HUY

(3 tiết)

Tiết 26. Khái niệm; tư thế chỉ huy; đánh nhịp với các loại nhịp

Tiết 27. Đánh nhịp với các loại nhịp (tiếp); Luyện tập

Tiết 28. Đánh nhịp với các loại nhịp (tiếp theo); Luyện tập (tiếp); Vận dụng

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

-       Thực hiện được động tác chỉ huy các loại nhịp hai phách, ba phách, bốn phách.

-       Biết đánh nhịp và biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

-       Tự đánh giá được về khả năng chỉ huy của bản thân, phân tích được ưu điểm và hạn chế.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

Năng lực âm nhạc:

-       Thể hiện âm nhạc: Thực hiện được động tác chỉ huy các loại nhịp hai phách, ba phách, bốn phách; Thực hiện đánh nhịp và biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

-       Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Thực hiện được động tác chỉ huy các loại nhịp hai phách, ba phách, bốn phách vào các bài hát.

3. Phẩm chất

-       Tích cực học tập, rèn luyện.

-       Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Sách Chuyên đề học tập âm nhạc 11 Cánh diều.

-       Giáo án (kế hoạch dạy học) chuyên đề học tập âm nhạc 11 CD.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Sách Chuyên đề học tập âm nhạc 11 Cánh diều.

-       Tư liệu, tranh, ảnh, file âm thanh, video clip minh họa các bản nhạc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập và có nhu cầu tìm nội dung mới của bài học.

b. Nội dung: GV trình chiếu tiết mục biểu diễn hợp xướng hoặc dàn nhạc, đặt câu hỏi, HS trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của chỉ huy và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV trình chiếu cho HS quan sát video:

+ Bèo dạt mây trôi:

https://www.youtube.com/watch?v=oZB3kgWGJWs

+ Trống cơm:

https://youtu.be/KxDBrQfQpI0?si=hZ1U7r9BsVjI6u7W

+ Chương IV Bản giao hưởng số 9 của L. v. Beethoven:

https://youtu.be/CnfyEANq75w?si=ZYMgKBBbAdv_oo4O

- GV yêu cầu HS theo dõi tiết mục biểu diễn hợp xướng/dàn nhạc và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về vai trò của người chỉ huy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớpNgười chỉ huy vận động cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, ánh mắt, nét mặt,... để điều khiển dẫn dắt tập thể diễn viên biểu đạt tác phẩm âm nhạc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, kết luận phần trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Bài 1 – Những vấn đề chung về chỉ huy.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)

Hoạt động 1. Khái niệm chỉ huy

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm về chỉ huy.

b. Nội dung: GV cho HS đọc thông tin SGK, đặt câu hỏi, HS trả lời, hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được khái niệm về chỉ huy.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 tr.32 sách Chuyên đề học tập âm nhạc và trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm chỉ huy?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiếp nhận câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát kĩ năng tự học của HS, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 HS đứng dậy trình bày khái niệm chỉ huy.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm

Chỉ huy là hoạt động của người điều khiển dàn nhạc hoặc dàn hợp xướng thể hiện tác phẩm âm nhạc.

Hoạt động 2: Tư thế chỉ huy

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các tư thế chỉ huy.

b. Nội dung: GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung thông qua các nhiệm vụ:

1.    Tư thế đứng.

2.    Tư thế đầu và nét mặt.

3.    Tư thế tay.

c. Sản phẩm: HS nắm cơ bản các tư thế chỉ huy.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về những động tác hình thể:

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/69/Nh%E1%BA%A1c_tr%C6%B0%E1%BB%9Fng_Tr%E1%BA%A7n_Nh%E1%BA%ADt_Minh_n%C4%83m_2022.jpg/250px-Nh%E1%BA%A1c_tr%C6%B0%E1%BB%9Fng_Tr%E1%BA%A7n_Nh%E1%BA%ADt_Minh_n%C4%83m_2022.jpg

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh: Âm nhạc nâng đỡ con người... - Báo Công an Nhân  dân điện tử

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao  hưởng - Vua Nệm

Công việc chính xác của người nhạc trưởng trên sân khấu là gì?

Về vai trò của người nhạc trưởng trong dàn nhạc giao hưởng - Redsvn.net

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 2 tr.32, 33 sách Chuyên đề học tập âm nhạc và trả lời câu hỏi: Trình bày về tư thế chỉ huy của người chỉ huy?

- GV thị phạm, hướng dẫn HS thực hiện động tác tư thế chỉ huy.

- GV giới thiệu kiến thức cho HS về phạm vi hoạt động của hai tay:

+ Hướng lên, xuống: không đưa tay cao quá đỉnh đầu, không đưa tay xuống thấp quá bụng dưới.

+ Hướng sang ngang: hướng vào trong tránh hai tay đánh chéo nhau, hướng ra ngoài không duỗi thẳng cánh tay.

Bước 2: HS quan sát, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS thực hiện các động tác chỉ huy.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tư thế chỉ huy

2.1. Tư thế đứng

- Lưng thẳng, thả lỏng thân người.

- Hai chân cách nhau khoảng 20 – 25cm, tạo sự vững chãi.

2.2. Tư thế đầu và nét mặt

- Đầu hướng thẳng, mắt hướng về phía diễn viên.

- Nét mặt thể hiện cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của tác phẩm như: trữ tình, kịch tính, vui tươi,...

2.3. Tư thế tay

- Bàn tay khum nhẹ, úp xuống, không xòe các ngón tay; cổ tay thẳng với cánh tay.

- Hai tay để song song ngang tầm ngực, thả lỏng, không duỗi thẳng.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Những vấn đề chung về chỉ huy

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Những vấn đề chung, soạn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều CĐ 3 Bài 1: Những vấn đề chung

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay