Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

(7 tiết)
  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thông thông qua ví dụ cụ thể, giải thích được khái niệm thông sử và nêu được nội dung chính của thông sử.
  • Nêu được nét khái quái về các lĩnh vực của lịch sử, giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sư theo lĩnh vực.
  • Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
  • Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng Việt Nam.
  • Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam.
  • Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc trình bày được ý kiến của cá nhân và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để làm rõ khái niệm thông sử, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới; nội dung chính của thông sử, các lĩnh vực của lịch sử, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
  • Giải quyết vấn đề: Thông qua việc giải quyết được các nhiệm vụ học tập mà GV giao và thể hiện được sự sáng tạo.
  • Năng lực lịch sử:
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể; Nêu được nét khái quát về các lĩnh vực của lịch sử; Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịc sử dân tộc, lịch sử thế giới; Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa, tư tưởng Việt Nam.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được khái niệm thông sử và nêu được nội dung chính của thông sử; Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực; Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam; Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động học tập của cá nhân, nhóm.
  • Nhân ái: tôn trọng những ý kiến khác biệt, có tinh thần giúp đỡ bạn bè trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Trách nhiệm: có ý thức thực hiện tốt những nhiệm vụ học tập được phân công, có tinh thần trách nhiệm với tập thể trong quá trình học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Các hình ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Các lĩnh vực của sử học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Các lĩnh vực của sử học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp để giải thích khái niệm “biên niên” được đề cập trong đoạn trích của sách “Đại Nam thực lục” SGK tr.4.
  4. Sản phẩm: Khái niệm “biên niên” được đề cập trong đoạn trích của sách “Đại Nam thực lục”.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1.1 SGK tr.4 và giới thiệu: Trong phần mở đầu sách “Đại Nam thực lục”, các sử quan triều Nguyễn đã viết:

“Bọn thần trộm nghĩ: Nước phải có sử, cốt để làm tin với đời nay mà truyền lại cho đời sau. Từ xưa, đế vương nổi dậy, công việc các đời làm ra đều ghi vào sử sách, rõ ràng có thể khảo được. Làm thực lục là gồm cả phép biên niên [ghi năm],

kỉ sự [chép việc], chính sử do đấy mà ra”.

(Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích khái niệm “biên niên”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1.1 SGK tr.4, lắng nghe GV đọc đoạn trích phần mở đầu sách “Đại Nam thực lục”, thảo luận theo cặp đôi để giải thích khái niệm “biên niên”.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi: Biên niên là các ghi chép lại những sự kiện hoặc biến cố đã xảy ra trong một thời gian vừa qua, biên niên sử có thể tuyển tập theo một năm, một thập kỷ, một thế kỷ hay một thiên niên kỷ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Vậy lịch sử thường được trình bày bằng những cách nào ? Lịch sử được phân chia theo những lĩnh vực nào? Thế nào là lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới? Nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội , lịch sử kinh tế Việt Nam là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề học tập ngày hôm nay – Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống qua ví dụ cụ thể.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin trong SGK tr.4-6, quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5 và trình bày bằng sơ đồ tư duy thể hiện các cách trình bày lịch sử truyền thống theo gợi ý.
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy thể hiện các cách trình bày lịch sử truyền thống theo gợi ý.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), đọc thông tin trong SGK tr.4-6, quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5 và thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống bằng sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn HS khai thác các hình từ 1.2 đến 1.4 kết hợp mục Em có biết để thấy được trong truyền thống có nhiều cách trình bày lịch sử khác nhau như: truyền thuyết dân, sử biên niên, sử kí truyện, tiểu thuyết lịch sử,…

     

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các cặp đôi hoặc nhóm (bàn) đã được phân công, đọc thông tin trong SGK tr.4-6, quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5, kết hợp đọc mục Em có biết để tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát phần thảo luận của HS, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày các cách trình bày lịch sử truyền thống theo sơ đồ tư duy đã thực hiện.

- GV hỗ trợ HS trình chiếu sơ đồ duy lên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho cặp đôi của bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và kết luận:

+ Lịch sử truyền thống thường được trình bày qua những cách thức khác nhau, phổ biến nhất là các câu chuyện lịch sử bằng lời kể, tác phẩm lịch sử thành văn.

+ Ngoài các cách thức trên, lịch sử còn được trình bày và thể hiện thông qua tiểu thuyết lịch sử, phim, kịch, chèo, tuồng, lễ hội,…

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống

Sơ đồ tư duy về một số cách trình bày lịch sử truyền thống: Đính kèm phái dưới hoạt động 1.

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY MỘT

SỐ CÁCH TRÌNH BÀY LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thông sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được khái niệm thông sử và nêu được nội dung chính của thống sử.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi:

- Giải thích khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

- Nêu nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Khái niệm “thông sử”.

- Nội dung chính của thông sử.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2 SGK tr.6 và cho biết :

+ Giải thích khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

+ Nêu nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

- GV khuyến khích HS lấy những ví dụ khác nhau, nhưng cần bảo đảm là đúng với khái niệm thông sửnội dung chính của thông sử.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2 SGK tr.6 để tìm hiểu về:

+ Khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

+ Nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

+ Nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và mở rộng kiến thức: Bộ thông sử Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập do Viện Sử học chủ trì biên soạn. Nội dung bộ sách trình bày về các lịch vực trong lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 2000.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về thông sử

- Thông sử là lịch sử trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về các lĩnh vực của đời sống con người trong quá khứ. Về phạm vị, thông sử có thể là lịch sử quôc gia, lịch sử khu vực, lịch sử thế giới.

- Nội dung chính của thông sử: thường tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ví dụ về một cuốn thông sử:

 + Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.

+ Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội phát hành lần đầu năm 1993.

+ Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 Cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay